Ông lớn liên tục vào “xí phần”, quỹ đất làm dự án tại Đức Hoà (Long An) ngày càng ít

Thực tế, từ giai đoạn 2014 - 2015 đã có nhiều cá nhân, doanh nghiệp chọn Đức Hoà (Long An) là nơi dựng nghiệp. Và hiện nay, họ chính là những doanh nghiệp đầu đàn của thị trường bất động sản khu vực khi nắm trong tay quỹ đất rộng lớn.

Quỹ đất bị "xí phần" từ khá lâu

Với vị trí tiếp giáp TP.HCM, huyện Đức Hòa (Long An) từng sở hữu quỹ đất rộng lớn, giá rẻ. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nguồn cung phát triển dự án mới tại khu vực ngày càng ít. Cùng với đó, mặt bằng giá đã tăng đều đặn theo năm.

Việc các doanh nghiệp địa ốc vào Đức Hòa "xí phần" quỹ đất từ khá lâu đã khiến nguồn cung bất động sản nơi đây dần thu hẹp. Hiện nay, một số dự án bắt đầu tung ra thị trường là quỹ đất được doanh nghiệp "săn" từ giai đoạn 2014 - 2015.

Thời điểm trước, Đức Hòa (Long An) đã rơi vào "tầm ngắm" của các ông lớn bất động sản như Vingroup, Bim Group, Sun Group, MIK Group,... Quỹ đất từ vài trăm đến hàng ngàn hecta đã vào tay các doanh nghiệp này và đến nay mới bắt đầu rục rịch ra thị trường. Chẳng hạn, mới đây khu đô thị Vinhomes Hậu Nghĩa khoảng 280ha chính thức khởi công; hay Vinhomes Tân Mỹ 930ha đã có thông tin quy hoạch 1/500 và Vinhomes Hóc Môn - Củ Chi 1.080ha sắp triển khai cho thấy, các "tay to" chọn ấp ủ quỹ đất và chỉ bung hàng khi thị trường có điều kiện thuận lợi.

Bên cạnh đó, một số đơn vị như Trường Sơn Land (thành viên Him Lam Group), Cát Tường, Trần Anh Group,... cũng vào thị trường Đức Hòa từ khá lâu. Đến nay, dự án của các doanh nghiệp này đã hiện hữu và thu hút cư dân về ở.

Ông lớn liên tục vào “xí phần”, quỹ đất làm dự án tại Đức Hoà (Long An) ngày càng ít

Quỹ đất pháp lý sạch tại Đức Hòa (Long An) ngày càng khan hiếm.

Lý do Đức Hòa thu hút dòng tiền đầu tư sớm hơn các khu vực khác của Long An là bởi nơi đây có vị trí gần TP.HCM, hạ tầng liên tục được đầu tư, quỹ đất dồi dào và mặt bằng giá còn thấp. Đây cũng là địa bàn sở hữu hàng loạt khu công nghiệp lớn, nhỏ, dư địa tăng trưởng kinh tế gần như đứng đầu tỉnh Long An. Theo đó, động thái gom quỹ đất từ sớm của các doanh nghiệp địa ốc cho thấy tầm nhìn "đi trước đón đầu".

Đến nay, quỹ đất phát triển dự án khu đô thị tại Đức Hòa đang dần thu hẹp. Rất ít nguồn cung mới ra thị trường. Cùng với đó, đất nền sổ đỏ sở hữu lâu dài với hạ tầng hoàn thiện cũng khan hiếm dự án chào bán.

Hiện tại, trên mặt tiền đường Nguyễn Thiện Khiêm, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa chỉ có dự án Phố thương mại Đức Hoà Central đang rục rịch tung ra thị trường khoảng 100 nền vào đầu năm 2025. Đây là nguồn cung đất nền có sổ đỏ hiếm hoi tại khu vực có hạ tầng đã hoàn thiện, nhận nền xây dựng ở ngay. Đợt này, chủ đầu tư công bố các chính sách: trả trước 25% sở hữu ngay, kéo giãn thanh toán trong 15 tháng, hoàn tiền lên đến 7% khi thanh toán nhanh,… giúp các nhà đầu tư có thêm điều kiện tiếp cận sản phẩm phù hợp nhu cầu.

Nhờ có lợi thế nằm ngay tâm điểm “tam giác vàng” Vingroup: Vinhomes Hậu Nghĩa - Vinhomes Tân Mỹ - Vinhomes Hóc Môn - Củ Chi và được bao bọc bởi các tiện ích đã hiện hữu như: Mỹ Quỳnh Safari, Co.opmart Củ Chi, sân golf Tân Mỹ 120ha,…; song giá bán Đức Hòa Central chỉ từ 1,68 tỉ đồng/nền nên dù chỉ mới “manh nha” ra thị trường, dự án này đã nhận được sự quan tâm tích cực từ người mua. 

Ghi nhận cho thấy, chính sự khan hiếm quỹ đất mới đã trở thành lợi thế cho các dự án có mặt tại thị trường Đức Hòa ở giai đoạn này. Các dự án mở bán có pháp lý chuẩn, quỹ đất sạch song hành với nhu cầu mua hiện hữu đã thúc đẩy thanh khoản gia tăng. Bên cạnh đó, sau nhiều năm dừng chân ở Đức Hòa thì gần đây hoạt động "săn" quỹ đất của các doanh nghiệp bắt đầu dịch chuyển đến các vùng đất xa hơn như: Bến Lức, Cần Giuộc, Tân An, Châu Thành, Tân Trụ,...

Còn nhiều dư địa tăng trưởng

Thực tế, không phải do hạn chế nguồn cung mà sức hút của thị trường bất động sản Đức Hòa giảm nhiệt. Nơi đây dự báo còn nhiều dư địa tăng trưởng theo quy hoạch và hạ tầng.

Ít ai biết, sóng ngầm của thị trường Đức Hòa thực sự đã âm thầm từ giai đoạn 2015 - 2017. Cuối năm 2017, giá bất động sản nơi đây liên tục tăng, nhất là ở phân khúc đất nền và nhà phố riêng lẻ. Khi đó, đất nông nghiệp tăng gấp 2 - 3 lần trong vòng 1 - 2 năm. Đất thổ cư tăng 50 - 100% từ năm 2017 đến năm 2018.

Việc "âm ỉ" tăng giá này nhờ vào thông tin các doanh nghiệp lớn đổ về đây tìm quỹ đất và xúc tiến đầu tư từ giai đoạn 2014 - 2015. Cùng với đó, lượng sản phẩm bất động sản chào bán ít hơn với nhu cầu thực tế của người dân đã tạo thanh khoản tốt cho nhà đất khu vực Đức Hòa nói riêng, Long An nói chung.

Theo các môi giới, vào thời điểm 2016 - 2018, người dân khắp nơi về đây "săn" đất diện tích lớn để làm nhà trọ cho thuê do gần các khu công nghiệp. Nhà đầu tư mua đi bán lại đất nền thổ cư và hưởng chênh lệch khá tốt. Thị trường khi đó âm thầm giao dịch, âm thầm tăng trưởng.

Mức độ tăng giá trị bất động sản Đức Hòa vẫn tiếp diễn đến cuối năm 2021, và chỉ thực sự chậm nhịp từ giữa năm 2022 đến cuối năm 2023 khi chịu ảnh hưởng từ thị trường chung. Đến đầu năm 2024, bất động sản nơi đây lại lần nữa "gợn sóng" theo thông tin khởi công, hoàn thiện các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm kết nối giữa khu vực với TP.HCM.

Có thể thấy, yếu tố quy hoạch và hạ tầng đang hỗ trợ rất lớn cho bức tranh bất động sản Đức Hoà. Theo báo cáo của Đồ án Quy hoạch chung đô thị Đức Hòa, tỉnh Long An đến năm 2045, Đức Hòa được quy hoạch là thành phố trực thuộc tỉnh Long An; là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh và có vai trò trong hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp từ Cần Thơ đến Long An cũng như trong chuỗi đô thị gắn với Vành đai 3, Vành đai 4; là đầu mối giao thông đường bộ và đường thủy quan trọng kết nối giữa vùng Đông Nam bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời, tăng cường kết nối vùng Tây Nguyên và khu vực cửa khẩu với Campuchia.

Ông lớn liên tục vào “xí phần”, quỹ đất làm dự án tại Đức Hoà (Long An) ngày càng ít

Động lực từ quy mô dân số, hạ tầng, quy hoạch đang tác động đến bức tranh bất động sản Đức Hoà.

Không thể phủ nhận, Đức Hòa là địa bàn có lợi thế lớn về công nghiệp. Hiện tại, Đức Hòa có tổng cộng 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 5.191 ha. Trong đó, 6 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 2.011 ha, thu hút 1.078 doanh nghiệp. Dân số toàn huyện đạt khoảng 350.000 người, gần 100.000 người là lao động nhập cư. Trong số đó, hơn 72.000 lao động làm việc tại các khu công nghiệp và 14.000 lao động tại cụm công nghiệp.

Tất cả các yếu tố này đã và đang tạo thành động lực rất lớn cho thị trường bất động sản khu vực. Tại lễ khởi công một dự án khu đô thị quy mô lớn thuộc huyện này mới đây, ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND tỉnh Long An nhấn mạnh, Đức Hòa là một trong những huyện đi đầu của tỉnh. Thời gian gần đây, tỉnh tiếp đón rất nhiều sự kiện khởi công, khánh thành các công trình công nghiệp, giao thông mới; trong đó, phần lớn các dự án tập trung tại Đức Hoà.

Có thể kể đến, tuyến đường ĐT823D có chiều dài 14,2km, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng là dự án hạ tầng đặc biệt quan trọng tại khu vực huyện Đức Hòa. Tuyến đường không chỉ tăng khả năng kết nối giao thông, đây cũng là động lực phát triển cho thị trường bất động sản tại khu vực. Theo Sở Giao thông - Vận tải Long An, dự án này dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2025 sẽ thúc đẩy tính kết nối đến nhiều tuyến đường huyết mạch như: đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ N2 tại nút giao thị trấn Hậu Nghĩa, đường Vành đai 3 TP.HCM,…

Có thể thấy, không phải ngẫu nhiên mà Đức Hòa là nơi được nhiều doanh nghiệp địa ốc lựa chọn để phát triển các dự án. Đến nay, khi các ông lớn rục rịch khởi công dự án quy mô ra thị trường cũng là thời điểm thị trường bất động sản nơi đây bước vào nhịp tăng tốc. Có thể mặt bằng giá bất động sản Đức Hòa "nhích" hơn so các khu vực như Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Giuộc; song nhờ lợi thế "đi dễ về gần" với TP.HCM, nơi đây vẫn được nhà đầu tư kì vọng về tốc độ tăng trưởng trong tương lai.