Theo vị chuyên gia này, các NĐT nước ngoài đang có niềm tin lớn về sự phục hồi của thị trường và sức mua của người dân sẽ được cải thiện trong năm 2021.
Với tâm lý "tiền mặt là vua" trong bối cảnh hiện tại, các NĐT thường ưu tiên giữ nguồn vốn và chỉ tập trung vào các thị trường họ đã am hiểu. Hoạt động BĐS tăng trưởng chậm lại nhưng các tên tuổi quốc tế đã có mặt tại Việt Nam vẫn rất kiên trì với chiến lược đầu tư bằng cách tiếp tục tìm mua tài sản hoặc hợp tác với doanh nghiệp nội địa có uy tín.
Trong những giao dịch được ghi nhận trong năm 2020, có những giao dịch trị giá rất đáng kể, nhiều hơn 500 triệu USD và đến từ những NĐT có tên tuổi rất lớn trên thị trường quốc tế với giá trị danh mục quản lý nhiều tỷ đô la Mỹ.
Đối với NĐT nội địa, quá trình phê duyệt bị trì hoãn cùng với chính sách thắt chặt tín dụng và ảnh hưởng từ dịch bệnh đã tạo áp lực ngắn hạn lên dòng tiền và thanh khoản của nhà đầu tư.
Theo đại diện JLL, hiện vẫn đang có nhiều thương vụ gọi vốn từ các chủ đầu tư Việt Nam có danh mục phát triển quy mô lớn và có sức hấp dẫn với các NĐT nước ngoài bởi tính quy mô của dòng tiền đầu tư, hiệu suất sinh lợi cao, và tiềm năng tăng trưởng của thị trường BĐS còn non trẻ và đang phát triển.
"Dù các giao dịch này vẫn đang trong giai đoạn được đàm phán và rà soát pháp lý, đây vẫn được đánh giá là yếu tố tích cực của thị trường BĐS Việt Nam bởi niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài về sự phục hồi của thị trường và sức mua của người dân sẽ được cải thiện trong năm tới", bà Vân nhấn mạnh.
Vị chuyên gia này cho rằng, chi phí sử dụng vốn của các chủ đầu tư Việt Nam sẽ có xu hướng gia tăng, nhằm bù đắp cho phần bù rủi ro hơn trong bối cảnh Covid-19 đang có ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Dự báo về các phân khúc, đại diện JLL Việt Nam cho rằng, nhu cầu đối với tài sản nhà ở vẫn ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi các tác động từ thị trường, xu hướng nhà ở với mật độ dân số cao và không gian cộng đồng lớn có khả năng làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, BĐS nhà ở vẫn là tài sản đầu tư tốt, hưởng lợi từ thu nhập tiền thuê ổn định và khả năng linh hoạt giá thuê để đảm bảo tỷ lệ lấp đầy.
Ngành khách sạn là phân khúc bị ảnh hưởng nặng nề, các biện pháp đóng cửa biên giới và thắt chặt đường hàng không khiến hàng loạt khách sạn trong nước phải đối mặt với mức công suất phòng thấp chưa từng có trong lịch sử.
Nhiều khách sạn lâm vào khủng hoảng tiền mặt khi doanh thu sụt giảm đáng kể khiến các chủ sở hữu phải tìm các giải pháp tài chính khác nhau để tăng cường dòng tiền nhằm bù đắp cho chi phí. JLL ghi nhận một số khách sạn vẫn có công suất phòng đạt được yêu cầu đặt ra nhờ vào việc cung cấp cơ sở cách ly hoặc nơi lưu trú nhằm hỗ trợ các biện pháp chống dịch của Chính phủ.
Thị trường bán lẻ cũng chịu tác động không kém vì chính phủ các nước yêu cầu giãn cách xã hội, hạn chế đi lại. Các trung tâm mua sắm đang gặp khó khăn để duy trì lượng khách hàng, trong bối cảnh người tiêu dùng hạn chế chi tiêu trong thời kỳ suy thoái toàn cầu.
Theo JJJ, các nhà bán lẻ phải chuẩn bị để bước vào giai đoạn rủi ro cao đối với dòng tiền và tăng chi phí vận hành phát sinh do sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng và gián đoạn chuỗi cung ứng. Bảo vệ dòng tiền vẫn rất quan trọng đối với tất cả các nhà bán lẻ và đặc biệt đối với những nhà đầu tư có biên lợi nhuận mỏng. Các nhà bán lẻ có tiềm lực mạnh mẽ để vận hành tốt kênh bán hàng trực tuyến và xây dựng mô hình bán lẻ đa kênh linh hoạt sẽ hưởng lợi lâu dài. Đảm bảo sự linh hoạt và dẻo dai của chuỗi cung ứng cũng sẽ là chìa khóa để giảm thiểu rủi ro của những cú sốc trong tương lai.
Đối với thị trường văn phòng, bệnh dịch làm trì hoãn các hoạt động đầu tư và tăng trưởng cho thuê sẽ chậm hơn so với dự báo trước đây. Các văn phòng Hạng A