Những mảnh ghép lớn của kinh tế đêm Phú Quốc

Hàng loạt dự án lớn về nghỉ dưỡng, thương mại, giải trí… hấp dẫn đang hình thành và trở thành động lực lớn cho Phú Quốc phát triển kinh tế đêm.

Làn sóng mô hình kinh tế đêm lan toả

Trải qua nhiều thập kỷ hình thành và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, mô hình kinh tế đêm đã trở thành nguồn thu trụ cột cho ngành du lịch - giải trí tại nhiều điểm đến nổi tiếng, tạo ra bước chuyển lớn cho các ngành dịch vụ. Lợi thế của mô hình kinh tế đêm là thu hút khách du lịch và tạo điểm nhấn, màu sắc cho từng địa phương, vùng miền. Do đó, kinh tế đêm càng được đầu tư đa dạng và phong phú, thì càng có khả năng giữ chân du khách và kích thích nhu cầu chi tiêu.

Theo Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan, ước tính việc kéo dài thời gian hoạt động tại các cơ sở giải trí sẽ tăng 25% chi tiêu của du khách và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho đất nước này. Hay thống kê từ Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, những hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm, ẩm thực, lễ hội ban đêm đã đóng góp tới 6% GDP cho nước Anh, mang lại 102 tỉ USD cho Úc và ước tính đạt 400 tỉ Yen tại Nhật Bản…

Mô hình kinh tế ban đêm cũng là một trong những định hướng được Chính phủ Việt Nam đặt ra và khuyến khích phát triển. Theo định hướng này, nhiều địa phương như Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc… đang nhanh chóng triển khai các hoạt động kinh tế đêm để thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế.

Là địa phương đầu tiên thí điểm đón khách du lịch quốc tế thông qua "Hộ chiếu vaccine", Phú Quốc đều đặn đón lượng lớn khách thăm quan từ đầu năm tới nay; các hoạt động lữ hành, nghỉ dưỡng, kinh doanh, dịch vụ mang lại nguồn thu lớn. Theo thống kê của Sở Du lịch Kiên Giang, chỉ sau 5 tháng đầu năm địa phương đã đón lượng khách đạt trên 50% kế hoạch cả năm, với hơn 2,8 triệu lượt. Riêng Phú Quốc đã đón gần 2 triệu lượt khách, đạt doanh thu hơn 2.200 tỉ đồng. Vì thế, Phú Quốc đang đặt ra bài toán phát triển kinh tế đêm cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố với mong muốn tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động; tận dụng tối đa các tài nguyên, nguồn lực tại chỗ để thu hút khách du lịch, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Nắm bắt được cơ hội đó, các tập đoàn lớn Vingroup, Sun Group, TTC Group… đã chi hàng tỉ USD để hình thành nên những khu nghỉ dưỡng đẳng cấp, những điểm đến với nhiều hoạt động kinh doanh, giải trí sôi động và độc đáo tại đảo ngọc.

Đòn bẩy từ những dự án lớn

Với lợi thế về địa hình tự nhiên và định hướng phát triển mô hình kinh tế đêm được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư bài bản thì Phú Quốc có thể sẽ sánh ngang với các thiên đường du lịch hàng đầu thế giới. Nhận định được tiềm năng thị trường trong tương lai, TTC Group đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng vào khu phức hợp nghỉ dưỡng Selavia với mong muốn dự án sẽ trở thành mảnh ghép quan trọng trong mô hình kinh tế đêm tại đảo ngọc. Dự án có tổng diện tích lên tới 300ha và sở hữu 2,5km đường bờ biển riêng tại Nam Đảo. Điểm nhấn của dự án này là công trình đảo nhân tạo trên biển đầu tiên tại Việt Nam được tạo hình hoa sen. Selavia được hình thành từ sự hợp tác của nhiều đối tác hàng đầu trong nước và quốc tế như Surbana, Royal Haskoning, Kume và Southland… Đáng chú ý, dự án sở hữu một trung tâm thương mại quy mô lớn tại Nam đảo với các hoạt động vui chơi, giải trí, khám phá, nghỉ dưỡng đẳng cấp 24/7, hứa hẹn trở thành một điểm đến mới sôi động cả ngày lẫn đêm cho khách du lịch tại Phú Quốc.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, có kinh tế đêm, Phú Quốc sẽ có cơ hội để nâng mức chi tiêu bình quân du lịch Việt Nam từ 90 USD lên 330 USD như Singapore. Với mô hình kinh tế đêm, Phú Quốc đang kỳ vọng sẽ giúp ngành du lịch tại đây sớm đạt mục tiêu thu hút 7 triệu du khách, đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp BĐS trên địa bàn có một thị trường hấp dẫn về lợi nhuận, từ đó tạo lực cầu lớn cho các dòng sản phẩm nhà phố thương mai - shophouse.

Những mảnh ghép lớn của kinh tế đêm Phú Quốc - Ảnh 1.

Thống kê của CBRE cho thấy, mức lợi nhuận từ việc cho thuê shophouse đạt khoảng 8-12%/năm. Đối với các shophouse nằm tại các điểm đến sầm uất thì mức lợi nhuận có thể lên tới 15-18%/năm. Theo đó, sức hút của Phú Quốc không chỉ được gia tăng trong ngắn hạn mà còn ở tầm nhìn dài hạn, khi nhiều dự án lớn về hạ tầng đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, những sản phẩm có tính đòn bẩy phát triển như bệnh viện, trường học, các khu phức hợp thể thao… cũng được nhiều chủ đầu tư gấp rút hoàn thành, nhằm nhanh chóng biến đảo ngọc thành điểm đến du lịch hàng đầu Việt Nam.

Trong xu hướng này, nhà phố thương mại Selashine thuộc tổ hợp dự án Selavia được kỳ vọng sẽ trở thành một "điểm đến không ngủ" sôi động bậc nhất tại đảo ngọc nhờ lợi thế về vị trí tọa lạc trên trục đường đại lộ ánh sáng nối thẳng ra hòn đảo nhân tạo trên biển. Bên cạnh đó, Selashine còn liền kề với hệ sinh thái tiện ích ấn tượng trong khuôn viên dự án như Khu Quảng trường ánh sáng, Đài phun nước Lục Lộc, Nhà hát con Sò… với các hoạt động vui chơi giải trí 24/7, mang đến cơ hội trải nghiệm hàng loạt các dịch vụ, vui chơi giải trí lý thú. Đây chính là yếu tố then chốt mà nhà phố thương mại Selashine đã nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong suốt thời gian qua. Giới chuyên môn nhận định, với định hướng hoạt dộng 24/7 shophouse Selashine sẽ góp phần tăng tốc phát triển văn hóa, du lịch và kinh tế tại khu vực Nam Đảo.

#/nhung-manh-ghep-lon-cua-kinh-te-dem-phu-quoc-20220612162244382.chn