Việc mua đi bán lại ở quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không cần thành lập doanh nghiệp có chức năng kinh doanh BĐS nhưng phải kê khai nộp thuế thu nhập theo quy định. Tuy nhiên, trên thực tế khi đầu tư mua nhà nát, nhà đầu tư có thể gặp phải một số rủi ro.
Cụ thể, không ít trường hợp những căn nhà nát có thể được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp chưa chuyển mục đích sử dụng, đất lấn chiếm, xây dựng không đúng giấy phép xây dựng, nhà đất không có giấy chứng nhận…
Theo ThS Ngô Gia Hoàng (giảng viên Khoa luật thương mại, ĐH Luật TP.HCM), trường hợp mua nhà không đủ điều kiện giao dịch thì hợp đồng mua bán có thể bị tuyên vô hiệu hoặc người mua không có tư cách chủ sở hữu, khó bán lại sau này. Do đó, cần kiểm tra tính pháp lý của căn nhà: Tốt nhất chỉ nên mua những căn nhà có giấy chứng nhận quyền sở hữu (sổ hồng).
Những căn nhà nát rất có thể vướng mắc về pháp lý. Ảnh: VIỆT HOA
Người mua cũng cần kiểm tra kỹ thông tin ghi trên sổ hồng, như người bán phải là chủ sở hữu hợp pháp có tên trên sổ; mục đích sử dụng đất phải là đất ở; thông tin về nhà, công trình xây dựng trên sổ và trên thực tế phải phù hợp với nhau.
"Đặc biệt là người mua cần chú ý kiểm tra thông tin quy hoạch mới nhất trên địa bàn, không nên chỉ dựa vào quy hoạch thể hiện trên giấy chứng nhận, vì quy hoạch có thể thay đổi theo từng giai đoạn" - ThS Ngô Gia Hoàng phân tích.
Cũng theo ThS Hoàng, một số người đầu tư, sửa chữa nhà nát nhưng sau đó không bán lại được. Nguyên nhân có thể là do chi phí sửa chữa quá cao khiến giá nhà cao, vượt quá khả năng chi trả của khách hàng trong phân khúc đó. Ngoài ra, những vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến khả năng bán nhà như phong thủy, lịch sử của căn nhà, thành phần dân cư xung quanh, môi trường, giao thông… Vì vậy, nhà đầu tư cần khảo sát kỹ những vấn đề trên để ước lượng khả năng thu lợi nhuận sau này.
Theo ông Trần Mạnh Đạt, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần D