Cầu Thủ Thiêm 2
Dự án cầu Thủ Thiêm 2 có quy mô 6 làn xe, với tổng chiều dài là 1.465m trong đó phần cầu dài 885,7m, được thiết kế là cầu dây văng với trụ tháp chính có hình dáng kiến trúc cầu Rồng cao 113m, nghiêng về phía Thủ Thiêm, là biểu tượng cổng chào từ Trung tâm TP qua Khu ĐTM Thủ Thiêm. Cùng với thiết kế chiếu sáng mỹ thuật thì cầu Thủ Thiêm 2 sẽ là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn cả ban ngày và về đêm.
Dự án có tổng mức đầu tư là 4.260 tỷ đồng, trong đó: chi phí xây dựng và tư vấn là 2.283 tỷ đồng; chi phí di dời hạ tầng kỹ thuật và đền bù giải tỏa là 308,5 tỷ đồng; chi phí dự phòng khối lượng và dự phòng thay đổi mức lương là 491 tỷ đồng; chi phí dự phòng trượt giá và lãi vay là 1.177,5 tỷ đồng.
Để thanh toán chi phí đầu tư xây dựng dự án cầu Thủ Thiêm 2, UBND TP.HCM đã trình và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giao cho Công ty Đại Quang Minh 13,6 ha đất trong Khu ĐTM Thủ Thiêm để thực hiện dự án khác theo cơ chế thực hiện đồng thời với dự án BT.
Từ năm 2008, UBND TP.HCM đã cho phép Tổng Công ty Xuất Nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) nghiên cứu dự án Cầu Thủ Thiêm 2 và tuyển chọn đơn vị tư vấn nước ngoài thiết kế kiến trúc.
Đầu năm 2010, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM, Hội đồng Kiến trúc – quy hoạch thành phố đã thẩm định, và UBND TP đã phê duyệt phương án thiết kế kiến trúc Cầu Rồng; đồng thời cho phép Vinaconex lập dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 theo hình thức Hợp đồng BT.
Cuối năm 2013, Công ty Đại Quang Minh đã đàm phán với Vinaconex, thống nhất báo cáo với TP và được được UBND TP chấp thuận thay thế Vinaconex tiếp tục thực hiện dự án, ngày 8/4/2014 Công ty Đại Quang Minh đã nộp ứng trước ngay 800 tỷ đồng vào Ngân sách thành phố.
Đến giữa năm 2014, Công ty được UBND TP.HCM chọn làm nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 theo hình thức Hợp đồng BT.
Ngày 3/2/2015, dự án cầu Thủ Thiêm 2 được động thổ xây dựng, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng dịp lễ 30/4 năm 2018. Tuy nhiên, đến ngày bàn giao cây cầu vẫn chưa thể hoàn thành do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chậm, chưa thể bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công cho nhà đầu tư, khiến tiến độ dự án không đảm bảo (thời điểm đó cây cầu chỉ mới hoàn thành chưa đến 16% khối lượng công việc).
Theo đó, để đẩy nhanh tiến độ dự án, Sở GTVT đã kiến nghị UBND TP chỉ đạo Hội đồng thẩm định bồi thường và các đơn vị liên quan gấp rút tham mưu, đề xuất phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di dời, thu hồi đất cho nhà đầu tư. Sau đó, dự án tiếp tục được lùi tiến độ và dự kiến hoàn thành vào ngày lễ 30/4/2020.
Nhưng đến hết ngày 30/4, dự án một lần nữa vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mặt bằng, lãnh đạo Sở GTVT cho biết, Sở đã làm việc với nhà đầu tư để tháo gỡ những khó khăn, phấn đấu quý II/2020 sẽ hợp long cầu chính. Riêng phần cầu dẫn ở quận 1 từ đường Lê Duẩn băng qua Thủ Thiêm và nhánh cầu Tôn Đức Thắng sẽ cố gắng hoàn thành vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 7/2020, UBND TP.HCM cho biết, theo đề xuất của Sở KH