"Những đại bàng quốc tịch Việt Nam là lực đẩy cho Phú Quốc bay lên"

Đây là nhận định của PGS.TS. Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng khi nói về đóng góp của những cánh chim đầu đàn của Vingroup, Sun Group, CEO Group…cho sự phát triển của Phú Quốc.

Ông Thiên cho rằng, Phú Quốc đã bị chậm một nhịp trong nỗ lực trở thành một trung tâm phát triển của cả nước khi không được chấp nhận hưởng quy chế đặc khu hành chính – kinh tế cấp quốc gia, đó thực sự là một điều đáng tiếc. Tuy nhiên, điều đó không làm thay đổi xu thế và quỹ đạo phát triển gần như là định mệnh của nơi đây: không giống bất cứ địa chỉ đô thị hóa nào, Phú Quốc không đi theo lộ trình đô thị hóa tuần tự mà được “đặc cách” vượt cấp – nhảy vọt.

“Từ huyện đảo với đô thị cấp thị trấn “tiến thẳng” lên đô thị loại 2 (năm 2014). Tháng 12/2020, Phú Quốc đã được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh. Nhờ vào vị thế đặc biệt, thành phố trẻ Phú Quốc có thêm danh hiệu - thành phố đảo, khẳng định tính chức năng – đặc thù chưa từng có của một đô thị ở Việt Nam”, ông Thiên tổng kết. 

Những đại bàng quốc tịch Việt Nam là lực đẩy cho Phú Quốc bay lên - Ảnh 1.

Từ huyện đảo Phú Quốc đã lên thẳng thành phố.

Nhận định về sự chuyển mình mạnh mẽ của Đảo Ngọc, PGS.TS. Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng khẳng định tại Phú Quốc ba phân khu lớn (phía Bắc, phía Nam và vùng trung tâm đảo) đều đã hiện diện những khu đô thị hiện đại và đẹp hiếm thấy, đủ tầm để so đọ, cạnh tranh về đẳng cấp với các đô thị du lịch biển hàng đầu nào trên thế giới.

“Ở Phú Quốc, hạ tầng cho một đô thị du lịch biển đảo hiện đại đã định hình và phát triển mạnh mẽ. Điển hình là cụm đô thị du lịch phía Bắc đảo, gắn với tổ hợp khách sạn – nghỉ dưỡng và công viên giải trí chủ đề đẳng cấp của Tập đoàn Vingroup. Đô thị cụm phía Nam đảo gắn với hàng loạt công trình của Tập đoàn Sungroup, cùng với sự hiện diện của các khách sạn đẳng cấp quốc tế của các tập đoàn như BIM Group, CEO Group, Mường Thanh,...”, ông Thiên nhận định. 

Hiếm có địa phương, thậm chí tỉnh có năng lực thu hút đầu tư lớn nhất, có sức hấp dẫn đầu tư trong một thời gian ngắn mạnh như Phú Quốc. PGS.TS Trần Đình Thiên đề nghị: “Cần định hình rõ hơn nữa hệ thống khuyến khích các doanh nghiệp đầu đàn, những “con đại bàng quốc tịch Việt Nam” đến làm tổ và dựng nghiệp ở Phú Quốc, với những cam kết mạnh mẽ và xứng tầm”.

Thực tế cho thấy, chỉ trong vòng 5 năm qua với sự chung tay góp sức của những Tập đoàn tư nhân lớn tại Việt Nam đã đóng góp mạnh mẽ trong hành trình “lột xác” cho Phú Quốc từ một huyện đảo hoang sơ đến thành phố biển đảo với những siêu dự án đẳng cấp quốc tế. Số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Phú Quốc cho biết Phú Quốc hiện có hơn 320 dự án đầu tư, với diện tích 10.930ha, tổng vốn đăng ký đầu tư 340.366 tỷ đồng. Trong đó, có 47 dự án đã đưa vào khai thác với diện tích 1.200ha, tổng vốn khoảng 13.584 tỷ đồng; 75 dự án đang triển khai xây dựng và các dự án còn lại đang hoàn thiện thủ tục đầu tư. 

Tại Phú Quốc, Tập đoàn Vingroup đang là nhà đầu tư lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại với Quần thể Phú Quốc United Center tại phía Bắc đảo. Với tổng diện tích 1044ha, Phú Quốc United Center sở hữu bãi Dài, một trong 50 bãi biển đẹp nhất hành tinh, và là tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thương mại dịch vụ khép kín và hoàn chỉnh bậc nhất Đảo Phú Quốc. Nơi đây đã hình thành những Tổ hợp khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng mang thương hiệu Vinpearl, 1 bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec, 1 công viên chủ đề lớn nhất Việt Nam VinWonders, 1 công viên bảo tồn động vật bán hoang dã đầu tiên và lớn nhất Việt Nam Vinpearl Safari, 1 casino đầu tiên mở cửa cho người Việt Corona Casino, 1 sân Golf 18 hố Vinpearl Golf…

Những đại bàng quốc tịch Việt Nam là lực đẩy cho Phú Quốc bay lên - Ảnh 2.

Những đại công trình đang hình thành tại Phú Quốc.

Chung tay cùng Vingroup, hàng loạt chủ đầu tư khác cũng đang chia phần phát triển Phú Quốc. Đó là những cái tên lớn như Sungroup, BIM Group với Sailing Club Phu Quoc và Phu Quoc Marina, CEO Group với Tổ hợp Sonasea Villas