Nhận diện thị trường bất động sản “hậu” Covid-19

Bất động sản đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn khi giao dịch sụt giảm, trầm lắng, hàng trăm sàn giao dịch đóng cửa, một số loại BĐS giảm giá,…Trong bối cảnh đó, thị trường BĐS sẽ như thế nào sau khi dịch bệnh qua đi, đó là mối quan tâm của không ít người ở thời điểm này.

Dịch Covid-19 như một "cú sốc" đối với thị trường bất động sản, khiến cho nhiều phân khúc rơi vào tình trạng trầm lắng, nhiều tài sản bị các nhà đầu tư bán tháo do chịu áp lực tài chính, một số tài sản đã giảm giá,…Đã có nhiều đánh giá tác động tiêu cực của dịch bệnh lên BĐS được đưa ra trong thời gian qua.

Chẳng hạn theo CBRE Việt Nam, người dân đã hạn chế mua sắm trực tiếp tại các TTTM khiến lưu lượng khách giảm tới 70-80%, cả hàng, nhà hàng đóng cửa hàng loạt phải trả mặt bằng; Chủ mặt bằng cũng đã chủ động giảm giá thuê từ 20-30%. Đơn cử như Hưng Thịnh đã quyết định giảm 40% giá thuê mặt bằng tại các trung tâm thương mại để hỗ trợ khách thuê từ tháng 2 đến 4.2020. Vincom Retail dành 300 tỉ đồng hỗ trợ cho các đối tác thuê mặt bằng trung tâm thương mại trên toàn quốc thông qua hình thức giảm phí thuê, tăng khuyến mãi cho khách hàng đến mua sắm…

Nhận diện thị trường bất động sản “hậu” Covid-19 - Ảnh 1.

Trong khi đó, khách sạn hầu như vắng khách, lượt khách du lịch giảm đã kéo theo công suất tiêu thụ phòng của các khách sạn cao cấp giảm 40-60% quý 1/2020 so với cùng kỳ năm trước.

Phân khúc căn hộ cũng gặp khó khăn khi nhu cầu mua để ở, mua để đầu tư và nhóm khách nước ngoài đều giảm, lượng giao dịch trong quý giảm đến 80% so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 14,3% (theo Hiệp hội môi giới BĐS); còn tại TP.HCM, tỷ lệ tiêu thụ căn hộ quý 1/2020 giảm 37% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt ngay trong quý 2 này thì nhiều khả năng thị trường BĐS vẫn có khả năng chịu đựng được, và một số phân khúc như nhà ở, BĐS nghỉ dưỡng vẫn có thể giữ ổn định về giá. Nhưng nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài lâu hơn nữa thì rất có thể thị trường BĐS sẽ rơi vào tình trạng "ngủ đông". Theo CBRE Việt Nam, giá căn hộ có thể giảm trung bình 5%, giao dịch và nguồn cung mới giảm khoảng trên 50%.

Nhìn lại những cuộc khủng hoảng của thị trường BĐS như thời 2008-2009 hay thị trường đóng băng thời 2011-2012, khiến nhiều doanh nghiệp phá sản nhưng cũng lại là cơ hội để các DN lớn đánh giá lại chiến lược phát triển, cũng như tái cơ cấu bộ máy hoạt động. Khó khăn của người này lại là cơ hội của người khác, nhiều ông lớn địa ốc cũng đã phất lên sau này chính nhờ vào chiến lược thâu tóm quỹ đất thời khủng hoảng.

lehoangchau

Khủng hoảng là cơ hội để DN bất động sản tái cấu trúc, thay đổi lại tư duy và chiến lược. Hướng đến sự phát triển bền vững của thị trường.

Tuy vậy, ở quy mô thị trường hiện nay, theo ông Lê Hoàng Châu-Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), đây là lúc các DN bất động sản phải thay đổi lại tư duy, dịch bệnh cũng là cơ hội để các tập đoàn lớn, doanh nghiệp tái cơ cấu lại cho tinh gọn hơn, chuyển hướng phát triển bền vững. Cũng theo ông Châu, trong bối cảnh thị trường khủng hoảng nhà ở với giá vừa túi tiền vẫn có nhu cầu cao, nên các nhà phát triển nên tăng cường đầu tư vào phân khúc này, cân bằng –cung cầu giúp thị trường phát triển bền vững.

Ông Lê Hoàng Châu cũng cho rằng, tác động tiêu cực của dịch COVID-19 chỉ là ngắn hạn, còn về lâu dài bất động sản luôn là một kênh đầu tư tiềm năng. "Điều này đã được chứng minh trong cuộc khủng hoảng nhà đất năm 2008 - 2011, những người bắt đáy có tầm nhìn xa đều thu được lợi nhuận lớn. Chính vì vậy, dù hiện nay dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế, nhưng vẫn có làn sóng nhà đầu tư âm thầm mua nhà đất giữ tiền", ông Châu cho biết.

Đây là một xu thế tất yếu trong mọi cuộc khủng hoảng bất động sản. Nói như ông Phan Xuân Cần –Chủ tịch Sohovietnam, khủng hoảng diễn ra thì thị trường M