Anh Q, ngụ Tp.Thủ Đức, có kinh nghiệm đầu tư hơn 5 năm trên thị trường BĐS. Vừa ở vai trò NĐT kiêm môi giới BĐS nên anh Q khá rành rọt thị trường. Kinh nghiệm của NĐT này từ trước đến nay là "nóng sốt bán ra, trầm lắng mua vào". Sau mỗi đợt giá BĐS có dấu hiệu chững lại hoặc đi ngang, anh Q sẽ hùn tiền với một vài người bạn, tìm BĐS để mua vào, sau đó chờ đợi chu kì tăng trưởng giá tiếp theo và bán ra.
Hoặc theo NĐT này, do làm ở lĩnh vực môi giới nên anh có biết những NĐT bị "ngộp" hàng sau mỗi đợt sốt. Đó có thể là những NĐT ôm nhiều BĐS cùng lúc chưa kịp thoát ra, hoặc ôm 1-2 BĐS nhưng các BĐS này đều sử dụng vốn vay ngân hàng để đầu tư "lướt sóng". Thế nhưng, chưa kịp lướt thì BĐS hạ nhiệt, đành chào giá vốn hoặc nhỉnh hơn chút. "Tôi sẽ mua lại những BĐS này để chờ đợi, và hầu hết các BĐS thời gian sau đó đều tăng giá, thậm chí có những BĐS tăng giá mạnh", anh Q cho hay.
Tuy nhiên, NĐT này cũng cho biết, phải biết lựa hàng "ngộp", không phải cứ thấy hàng rẻ là mua vào. Có những nền đất nền vị trí xấu, dính cống, cột điện, hẻm cụt…dù bán giá mềm nhưng để ra hàng sau này rất khó. Cũng phải hiểu rằng, phải có lý do thì NĐT trước đó mới khó thoát hàng nhanh trong đợt sốt. Cho nên, tìm hàng "ngộp" nên cạnh việc thương lượng giá cả thì NĐT phải quan sát kỹ sản phẩm, đánh giá tính thanh khoản sau này.
Chia sẻ về câu chuyện, liệu có đợt bán tháo, bán lỗ BĐS sau cơn sốt đất lần này, và nhiều người sẽ vào tìm kiếm BĐS xuống giá, hầu hết các chuyên gia trong ngành đều khẳng định, hiện tình trạng này chưa diễn ra rõ nét trên thị trường. Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R