Kỳ vọng về đích sớm trước năm 2025
Từ đầu năm 2021, Sở Nội vụ TP.HCM đã chuẩn bị đề án nâng cấp Nhà Bè, Hóc Môn và Bình Chánh trong giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Nhà Bè hiện đã đáp ứng được 24/30 tiêu chí lên quận và có tốc độ tăng trưởng thuộc top đầu - hơn 12,14%.
Theo Thành uỷ TP.HCM, huyện Nhà Bè hiện chỉ còn 350ha đất nông nghiệp (chiếm 3% tổng diện tích), dự báo 5 năm nữa chỉ còn 109 hộ làm nông nghiệp - chiếm tỷ lệ 0,1% và đến năm 2030, Nhà Bè không còn hộ nào làm nông nghiệp. Do cơ cấu đất và số hộ làm nông nghiệp quá ít nên Nhà Bè có thể là huyện lên quận sớm nhất.
Ông Võ Phan Lê Nguyễn - Phó chủ tịch UBND huyện Nhà Bè cho hay: Nhà Bè đang tập trung mọi nguồn lực, quyết tâm lên quận. Các dự án trọng điểm về giao thông được huyện tập trung trong giai đoạn này gồm: đầu tư mở rộng tuyến Lê Văn Lương; mở rộng đường Nguyễn Văn Tạo quy hoạch lộ giới 60m, chiều rộng thực tế 16m; xây dựng các công trình phục vụ tuyến metro số 4; quy hoạch khu đô thị mới xã Phước Kiển, khu đô thị mới Phước Kiển - Nhơn Đức,…
Nhà Bè hiện nay hiện hữu nhiều dự án hiện đại, quy mô lớn dọc tuyến Nguyễn Hữu Thọ, Lê Văn Lương, Nguyễn Văn Tạo như Sunrise City View, The Park Residence, Dragon Hill 2, Hưng Phát Silver Star, Kenton Residences, Sunrise Riverside, Saigon South Residences... Dù chưa chính thức lên quận, nơi đây đã phát triển sầm uất nhộn nhịp xứng tầm đô thị trẻ giàu sức bật. Và quá trình đô thị hóa như một mũi tên đang mạnh mẽ tiến xuống các đô thị vệ tinh phía Nam của Cần Giuộc (Long An).
Nhà Bè sở hữu đặc khu kinh tế - khu đô thị cảng biển Quốc tế Hiệp Phước rộng 3.900 ha, đây là hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam và thuộc hàng đầu Đông Nam Á. Phía Nam Nhà Bè tiếp giáp khu kinh tế Long An 32.000 ha mà Cần Giuộc là trung tâm phát triển. Đây là những lợi thế về kinh tế trợ lực thêm cho tiến trình lên quận của Nhà Bè sớm về đích trong giai đoạn 2021 - 2025.
Ở Long Hậu (Cần Giuộc), xung quanh KCN Long Hậu đã hình thành nhiều khu đô thị lớn, hưởng lợi từ tốc độ đô thị hóa của khu Nam Sài Gòn
Kịch bản tăng giá cho bất động sản
Luôn nhạy bén và đón đầu những chủ trương, quy hoạch của khu vực, thị trường bất động sản là lĩnh vực có nhiều chuyển động rõ rệt nhất từ trước - trong và cả sau quá trình đô thị hóa, nâng cấp hành chính. Thực tế, việc lên quận hay thành phố không đơn thuần chỉ là danh xưng mà đây là cơ sở quan trọng để đón nhận đầu tư từ hạ tầng, cơ sở vật chất đến dịch vụ. Đây cũng là nguyên nhân khiến bất động sản ở những địa phương lên quận, thành phố nhiều lần lập mặt bằng giá mới.
Lấy đơn cử, đầu năm 2021, sau khi công bố thành lập TP. Thủ Đức, giá khu vực này tăng vọt dù có nhiều thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh. Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) cho biết, nếu so với 2019, giá bán căn hộ Thủ Đức đã tăng lên khoảng 2 lần, nhà liền thổ cũng từ 100 triệu đồng/m2 lên khoảng 200 triệu đồng/m2.
Tại Bình Dương, sau khi lên thành phố, giá đất Thuận An, Dĩ An có biên độ tăng giá khoảng 30 - 40% trong vòng 2 - 3 năm. Ở Tân Uyên, theo batdongsan.com.vn ghi nhận, khi manh nha thông tin lên thành phố, giá bất động sản đã tăng gần 30% so với cuối 2020.
Các chuyên gia nhận định, khi Nhà Bè ngày càng tiến gần đến mục tiêu lên quận, giá bất động sản khu vực và vùng phụ cận sẽ càng bật tăng. Tuy nhiên, từ góc nhìn nhà đầu tư, nhiều khách hàng quan tâm khu vực này lại tìm kiếm cơ hội ở vùng phụ cận bởi dư địa sinh lợi cao hơn hẳn những nơi đã phát triển. Trong khi ở Phước Kiển, Nhơn Đức, giá đất thổ cư dao động 43 - 95 triệu/m2 (theo batdongsan.com.vn) thì phía bên kia những cây cầu, giá đất nền Long Hậu chỉ bằng 1/2 - 1/3, thậm chí 1/4.
Đất nền sổ đỏ Long Hậu hưởng lợi
Cách Nhơn Đức (Nhà Bè) chừng 500m về phía Nam, nhà phố vườn ven sông Saigon Village liên tục bán hết trong các đợt mở bán. Hiện dự án đang được DKRA Vietnam - Tổng đại lý Tiếp thị