Nghịch lý: Đất hiếm lại phát triển công trình xanh

Giữa một đô thị sầm uất và hiện đại như Sài Gòn, không gian sống xanh mát là niềm mơ ước của hầu hết mọi người. Bởi ở nơi đây, mỗi tấc đất đều được khai thác tối đa giá trị vì quá đắt đỏ.

Đất càng hiếm – Xanh càng nhiều

Không kể đến khu quận 1, quận 3 thì Phú Mỹ Hưng là 1 trong những khu vực có giá đất đắt đỏ bậc nhất TP.HCM nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội hoàn thiện và quy hoạch bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế tại đây.

Sau gần 30 năm phát triển, khu đô thị này đã hoàn thiện diện mạo, thu hút khoảng 80.000 người về sinh sống, học tập và làm việc, điều đó cũng có nghĩa là quỹ đất ở đây cũng đã gần cạn.

Nghịch lý: Đất hiếm lại phát triển công trình xanh - Ảnh 1.

Quỹ đất dành cho nhà ở tại Phú Mỹ Hưng chỉ còn chưa tới 18% nên mỗi dự án nhà ở mới tại đây đều được chăm chút tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Thế nhưng, có điều nghịch lý là dù quỹ đất ngày càng khan hiếm nhưng các sản phẩm mới ra mắt gần đây của Phú Mỹ Hưng không phát triển theo kiểu tận dụng tầng cao như khu trung tâm mà lại đi theo xu hướng công trình xanh, dành nhiều diện tích cho cây xanh, mật độ xây dựng thấp…

Giải thích về định hướng này, đại diện Phú Mỹ Hưng cho biết, mục tiêu từ đầu quy hoạch khu đô thị này là hướng đến nhu cầu ở thực nên tập trung đầu tư vào các tiện ích, môi trường sống chất lượng cho cư dân.

Chẳng hạn như khu phức hợp Phú Mỹ Hưng Midtown, nổi bật nhất là dự án The Peak, ngay từ đầu đã được quy hoạch trở thành 1 khu dân cư xanh với hàng loạt công trình xanh như đường ven sông, công viên Sakura Park…

Nghịch lý: Đất hiếm lại phát triển công trình xanh - Ảnh 2.

Vị trí đẹp, quy hoạch tối ưu không gian tiện ích và mảng xanh là những điểm cộng độc đáo mang tới nhiều giá trị vô hình khó cân đo đong đếm mà chỉ cư dân The Peak mới có thể cảm nhận một cách trọn vẹn.

Kế tiếp là dự án The Antonia được thiết kế như một "khu vườn bí mật" với lối kiến trúc xanh, mảng xanh thiên nhiên trong lành của cây cối, sông hồ khu Nam Viên; cùng với vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, vật liệu trang trí nội thất có nguồn gốc tự nhiên, không gây hại cho sức khoẻ người sử dụng và môi trường…

Nghịch lý: Đất hiếm lại phát triển công trình xanh - Ảnh 3.

Dự án gần đây nhất là Cardinal Court cũng được thiết kế theo mô hình kiến trúc xanh với mật độ xây dựng chỉ 56%, hệ số FAR chưa bằng 3… Ngay từ đầu, đơn vị thiết kế đã xây dựng Cardinal Court như một "ốc đảo xanh" mang đậm phong cách nhiệt đới giữa lòng đô thị.

Lợi thế quy hoạch 4 vòng xanh

Nhờ quy hoạch từ đầu và bám sát quy hoạch nên Phú Mỹ Hưng hiện nay có lợi thế từ chính các tiêu chí đó để phát triển các công trình xanh. Phú Mỹ Hưng hình thành được các sản phẩm nhà ở có 4 vòng xanh mà không khu đô thị nào ở TP.HCM có được, đó là: đô thị xanh, khu phố xanh, dự án xanh và ngôi nhà xanh.

Nghịch lý: Đất hiếm lại phát triển công trình xanh - Ảnh 4.

Thứ nhất, khu đô thị Phú Mỹ Hưng rộng 433ha nhưng chủ đầu tư chỉ dành 26% quỹ đất cho xây dựng, phần còn lại là các công trình công cộng, thương mại, cây xanh, giao thông. Nhờ đó, tỷ lệ phủ xanh ở đây đạt đến 8,9m2/người, cao gấp 10 lần mức trung bình của toàn thành phố.

Thứ hai, các khu vực phát triển nhà ở đều được quy hoạch cạnh bên hoặc được bao quanh bởi các không gian xanh tạo nên những khu dân cư xanh được bao quanh bởi các mảng xanh.

Nghịch lý: Đất hiếm lại phát triển công trình xanh - Ảnh 5.

Vòng xanh thứ 3 là không gian từng dự án đều được thiết kế theo tiêu chí xanh. Như dự án Cardinal Court mới ra mắt được thiết kế như một ốc đảo xanh dành nhiều không gian cho cây xanh và mặt nước với hồ bơi rộng cùng hàng loạt tiện ích ngoài trời như hồ massage, ghế thư giãn, lều gia đình, khu BBQ, khu thể thao… Dự án bao gồm 2 tòa nhà được thiết kế ôm lấy clubhouse, công viên nội khu ở giữa.