Ngăn 'lợi ích nhóm' trục lợi đất đai

Dẫn các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực lớn xảy ra trong thời gian qua như vụ án “Vũ Nhôm”; các vụ việc xảy ra ở Đà Nẵng, Bình Dương, Khánh Hòa, TPHCM, ông Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội cho rằng, tất cả các vụ việc đều liên quan đến đất công.

Vì thế, khi sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 cần thể chế hóa bằng được vai trò của Nhà nước với tư cách người sử dụng đất một cách công bằng, bình đẳng như các đối tượng sử dụng đất khác.

“Cứ chuyển đổi được mục đích đất là giàu có”

Sáng 8/10, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị giám sát, xem xét những bất cập và kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai năm 2013. Báo cáo kết quả giám sát, ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam khái quát hàng loạt những bất cập, vướng mắc và các lỗ hổng sau nhiều năm thực hiện Luật Đất đai 2013, từ quy định về sở hữu, quy hoạch sử dụng cho đến giá, bồi thường, thu hồi…

Đi vào vấn đề sở hữu, ông Thực cho biết, theo quy định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tuy nhiên, luật hiện nay mới chỉ quy định về quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai, trong khi đó, toàn dân với vai trò là chủ sở hữu đất đai lại chưa được quy định rõ. Trong khi đó, các quy định về tài chính, nhất là chênh lệch địa tô lại chưa được tập trung vào ngân sách nhà nước, chưa hài hòa lợi ích của các bên, dẫn đến khiếu kiện còn phức tạp. Từ đó, đoàn giám sát kiến nghị bổ sung các quy định về quyền của chủ sở hữu toàn dân trong Luật Đất đai đảm bảo sự tương thích với Hiến pháp.

 Ngăn lợi ích nhóm trục lợi đất đai  - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Quang Tuyến

Ông Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội cho rằng, việc làm rõ nội hàm, vai trò của Nhà nước trong vấn đề sở hữu là rất quan trọng. Dẫn các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực lớn xảy ra trong thời gian qua như vụ án “Vũ Nhôm”; các vụ việc xảy ra ở Đà Nẵng, Bình Dương, Khánh Hòa, TPHCM, ông Tuyến nhận định, tất cả các vụ việc đều liên quan đến đất công.

Bày tỏ sự ủng hộ đối với kiến nghị trên, ông Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội cho rằng, việc làm rõ nội hàm, vai trò của Nhà nước trong vấn đề sở hữu là rất quan trọng. Dẫn các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực lớn xảy ra trong thời gian qua như vụ án “Vũ Nhôm”; các vụ việc xảy ra ở Đà Nẵng, Bình Dương, Khánh Hoà, TPHCM, ông Tuyến nhận định, tất cả các vụ việc đều liên quan đến đất công. Vì thế, theo ông Tuyến cần thể chế hoá bằng được vai trò của Nhà nước với tư cách người sử dụng đất. Nhà nước cũng phải công bằng, bình đẳng như các đối tượng sử dụng đất khác. Nhân dân với tư cách là đại diện chủ sở hữu có quyền hành gì thì trong luật phải quy định rõ ràng. “Đất đai là nguồn lực của quốc gia nhưng đang bị xâu xé bởi các “lợi ích nhóm”. Doanh nghiệp cũng nhìn chằm chằm vào đất của quốc gia. Cứ thu hồi đất của nông dân, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phân lô bán nền, bán chênh lệch là giàu có. Như vậy, nguồn lực đất đai đang bị “lợi ích nhóm” xâu xé”, ông Tuyến phản ánh.

Tách thẩm quyền cơ quan thu hồi, định giá đất

Về vấn đề giá đất, theo ông Ngô Sách Thực, một trong những nguyên tắc định giá đất được đề ra là “phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường”. Tuy nhiên, trên thực tế hầu như thoát ly khỏi giá cả thị trường. Cùng với đó, việc xác định giá để tính tiền sử dụng đất còn thiếu tính minh bạch, thiếu tính liên thông, tạo ra cơ chế xin- cho, nhũng nhiễu, dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh.

Các quy định về thuế, phí, tiền thuê đất liên quan đến đất đai còn nhiều bất cập, hoạt động cho thuê đất, bất động sản, thuê lại đất kinh doanh với diện tích lớn chưa được điều tiết vào ngân sách. Do đó, báo cáo giám sát kiến nghị cần tách thẩm quyền quyết định về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và thẩm quyền định giá đất cho hai cơ quan độc lập với nhau. Điều này nhằm kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền, tránh lạm dụng quyền lực nhằm mục đích tư lợi.

Từ thực tế kinh nghiệm nhiều năm công tác ở địa phương, ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam cho rằng, giá đất là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến nhiều khiếu kiện. Người dân cho biết, khi thu hồi họ chỉ được bồi thường vài trăm, thậm chí vài chục nghìn đồng, nhưng khi doanh nghiệp phân lô, bán nền, giá được đẩy lên hàng chục triệu đồng/m2. Từ đó, ông Châu đề nghị cần xây dựng cơ chế xác định giá đất đảm bảo nguyên tắc thị trường, trong đó đảm bảo người dân được tham gia sâu, rộng rãi và đủ tính đại diện trong tham vấn ý kiến về giá đất.

Một nội dung khác cũng được nhiều đại biểu quan tâm là câu chuyện quy hoạch và sử dụng đất. Ông Phạm Hữu Nghị, Viện Nhà nước và Pháp luật phản ánh tình trạng, các bản quy hoạch và sử dụng đất lần đầu được công bố rất đẹp, hài hòa, bảo đảm đầy đủ mục tiêu, từ môi trường, an sinh cho đến xã hội. Song chỉ thời gian sau là bị bóp méo, phá vỡ, khiến người dân bức xúc. Nhấn mạnh, đất đai là tài sản đặc biệt, ông Tuyến lưu ý phải có sự tôn trọng đặc biệt khi thực hiện quy hoạch. Bởi bài học của thế giới cho thấy, đất nước nào thực hiện tốt quy hoạch đất đai thì đất nước đó sẽ phát triển. Từ thực tiễn công tác quy hoạch đất đai hiện nay, ông Tuyến cho rằng, có rất nhiều hạn chế, thay đổi liên tục. Điều đáng quan ngại là sự thay đổi đó do doanh nghiệp, “nhóm lợi ích” tác động, chứ không phải do yêu cầu, đòi hỏi của người dân.

Để ngăn chặn những bất cập trên, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đề nghị bổ sung quy định kỳ quy hoạch sử dụng đất của cả nước là 20 năm, kỳ quy hoạch sử dụng đất của địa phương là 10 năm. Việc lập quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải trên nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm, tránh lãng phí tài nguyên đất, bảo đảm hài hòa hiệu quả kinh tế - xã hội với yếu tố tín ngưỡng, tâm linh của người dân và đúng quy định pháp luật.