Vừa qua, việc Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản được kỳ vọng sẽ giúp sớm "thông tắc" cho những tồn tại, chồng lấn lâu nay liên quan đến việc xác định giá khởi điểm khi các địa phương tổ chức đấu giá đất.
Xác định giá khởi điểm trong đấu giá đất sao cho "đúng, trúng" và sát với thị trường vẫn là bài toán khó. Ảnh: Thông báo mời đấu giá QSD đất tại khu dân cư mới xã Cẩm Xá, Mỹ Hào, Hưng Yên.
Từ việc Luật chưa thông
Theo PGS.TS Doãn Hồng Nhung, Giảng viên cao cấp Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thì lâu nay, hoạt động đấu giá trong đó có xác định giá khởi điểm đã được quy định khá chi tiết tại Luật đất đai 2013 và Nghị định số 123/2017/NĐ-CP cùng nhiều văn bản dưới Luật liên quan. Tuy nhiên, thực tiễn có thấy đôi khi bản thân các quy định này còn có sự xung đột, chưa thống nhất dẫn đến việc áp dụng vào thực tiễn để xác định giá khởi điểm đấu giá đất.
Có thể dẫn ra một số ví dụ như tại điều 15 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định giá đất cụ thể của một thửa đất, lô đất (tại thời điểm tổ chức đấu giá) được UBND cấp tỉnh quyết định được dùng làm căn cứ xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất (ĐGQSDĐ) khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền một lần.
Trong khi đó, Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định, bảng giá đất chỉ được sử dụng làm căn cứ trong các trường hợp tính tiền sử dụng đất, tính thuế sử dụng đất, tính phí và lệ phí quản lý, tính tiền xử phạt khi vi phạm, tính tiền bồi thường, tính giá trị quyền sử dụng đất mà không quy định giá đất cụ thể để tính giá khởi điểm trong trường hợp ĐGQSDĐ. Với 2 quy định khác nhau như vậy dẫn đến tình trạng các địa phương có thể bị khá lúng túng trong thực hiện.
Một điểm chưa "khớp" theo bà Nhung chỉ ra là tại khoản 3, Điều 3 Nghị định 01/2017/NĐ-CP có quy định Sở TN