Loạt dự án tái định cư 'ôm đất vàng' Hà Nội rồi bỏ hoang nhiều năm

Dù được đầu tư với quy mô hàng nghìn tỷ đồng, án ngữ ở những vị trí đắc địa của TP Hà Nội nhưng không ít dự án nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang hàng chục năm, gây lãng phí nguồn lực nghiêm trọng.

Loạt dự án ‘ôm đất vàng’ rồi bỏ hoang

Theo UBND TP Hà Nội, giai đoạn năm 2021 - 2025, thực hiện kế hoạch đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô cần thêm 7.117 căn hộ mới, tương đương khoảng 560.000 m2 sàn để đáp ứng đủ nhu cầu tái định cư. Tuy nhiên thực tế, không ít dự án nhà tái định cư được đầu tư với quy mô hàng nghìn tỷ đồng, án ngữ ở những vị trí đắc địa của TP nhưng lại bỏ hoang hàng chục năm, gây lãng phí nguồn lực nghiêm trọng.

Loạt dự án tái định cư 'ôm đất vàng' Hà Nội rồi bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 1.

Loạt dự án tái định cư 'ôm đất vàng' Hà Nội rồi bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 2.

Điển hình là ba tòa nhà tái định cư N3, N4, N5, cao 6 tầng, với 150 căn hộ nằm trên “đất vàng” trong Khu đô thị Sài Đồng (phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội) do Công ty CP Xây dựng số 3 Hà Nội (Công ty Handico 3) làm chủ đầu tư.

Loạt dự án tái định cư 'ôm đất vàng' Hà Nội rồi bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 3.

Được biết, dự án có tổng mức đầu tư là hơn 1.292 tỷ đồng, được xây dựng và hoàn thiện từ năm 2001 - 2006 để tái định cư tại chỗ cho người dân khi giải phóng mặt bằng mở rộng phố Sài Đồng. Tuy nhiên, kể từ khi hoàn thiện đến nay, các tòa nhà bị bỏ hoang, không có người đến ở.

Loạt dự án tái định cư 'ôm đất vàng' Hà Nội rồi bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 4.

Loạt dự án tái định cư 'ôm đất vàng' Hà Nội rồi bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 5.

Sân chơi bị cỏ dại xâm chiếm, vỉa hè, đường đi bộ, bồn hoa biến thành nơi canh tác rau màu của nhiều hộ dân sinh sống gần đó.

Loạt dự án tái định cư 'ôm đất vàng' Hà Nội rồi bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 6.

Theo nhiều người, nguyên nhân khiến dự án đến nay vẫn bị bỏ không là do được triển khai từ khi quận Long Biên chưa được thành lập. Do đó, việc bồi thường ở giai đoạn chuyển tiếp từ huyện thành quận đã dẫn đến sự không thống nhất giữa chủ đầu tư và người dân.

Loạt dự án tái định cư 'ôm đất vàng' Hà Nội rồi bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 7.

Loạt dự án tái định cư 'ôm đất vàng' Hà Nội rồi bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 8.

Sau đó, Công ty Handico 3 đã có văn bản đề nghị thành phố cho phép phá dỡ toàn bộ dự án để xây dựng nhà ở thương mại phục vụ tái định cư, đáp ứng nhu cầu mới của người dân hiện nay. Trả lời vấn đề này, Thành ủy Hà Nội đã ra văn bản số 1274 ngày 18/7/2017 yêu cầu chủ đầu tư lập hai phương án: Một là cải tạo, sửa chữa khu nhà để làm nhà ở xã hội; Hai là phá bỏ hoàn toàn để xây dựng quỹ nhà mới.

Loạt dự án tái định cư 'ôm đất vàng' Hà Nội rồi bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 9.

Cũng trên địa bàn quận Long Biên, 5 tòa nhà N015 (A, B, C, D, E) nằm trong dự án giãn dân phố cổ giai đoạn II (2013-2020) cũng rơi vào cảnh hoang phế từ lâu.

Loạt dự án tái định cư 'ôm đất vàng' Hà Nội rồi bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 10.

Được biết, dự án ra đời theo đề xuất của UBND quận Hoàn Kiếm với UBND TP Hà Nội vào năm 2012. Đề án dự kiến kết thúc vào năm 2020, sau khi di dời được 5.020 hộ dân sống trong khu phố cổ.

Loạt dự án tái định cư 'ôm đất vàng' Hà Nội rồi bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 11.

Loạt dự án tái định cư 'ôm đất vàng' Hà Nội rồi bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 12.

Dự án được nối nhau trên quỹ đất khoảng 30 ha tại đường Lý Sơn mới kết nối giao thông giữa đoạn từ nút giao cầu vượt đường 5 (cầu Chui) với đường Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Linh, đến phía đông nam chân cầu Đông Trù. Với tổng hơn 80 căn hộ, mỗi tòa có 8-9 tầng, được lắp đặt thang máy đầy đủ.

Loạt dự án tái định cư 'ôm đất vàng' Hà Nội rồi bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 13.

Đối tượng giãn dân giai đoạn II gồm các hộ dân sống trong nhà ở xuống cấp, đông người nhằm đảm bảo mật độ theo quy định được duyệt và tiêu chuẩn ở bình quân đến năm 2020 là 25 m2/người. Tuy nhiên, sau nhiều năm không có cư dân về sinh sống, nhiều hạng mục trong khu nhà đã xuống cấp trầm trọng.

Loạt dự án tái định cư 'ôm đất vàng' Hà Nội rồi bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 14.

Ghi nhận thực tế, hệ thống mái che trước sảnh và đường dẫn xuống hầm các tòa nhà theo thời gian đã bị vỡ và thủng nhiều chỗ. Cây cối rậm rạp, vỏ chai thủy tinh vỡ vụn cùng rác thải khắp nơi là hiện trạng dễ thấy tại dự án này.

Loạt dự án tái định cư 'ôm đất vàng' Hà Nội rồi bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 15.

Cùng “cảnh ngộ” với hai dự án vừa nêu trên, dự án tái định cư N01-D17 Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) tọa lạc tại ngã tư Duy Tân - Trần Thái Tông cũng khiến nhiều người lắc đầu ngán ngẩm vì bị bỏ hoang trong thời gian dài.

Loạt dự án tái định cư 'ôm đất vàng' Hà Nội rồi bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 16.

Được biết, dự án gồm 4 tòa nhà cao 15 tầng, 1 tầng hầm; diện tích từ 50 - 90 m2/căn, mỗi đơn nguyên có 5 căn hộ, 2 thang máy, 1 thang thoát hiểm. Công trình được khởi công từ năm 2010, dự kiến hoàn thành trong năm 2013. Nhưng đến nay, sau khi xây gần xong phần thô thì dừng lại, để hoang vì thiếu kinh phí hoàn thành.

Loạt dự án tái định cư 'ôm đất vàng' Hà Nội rồi bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 17.

Loạt dự án tái định cư 'ôm đất vàng' Hà Nội rồi bỏ hoang nhiều năm - Ảnh 18.

Do không có người ở, không được duy tu bảo dưỡng nên các mảng tường bên ngoài của dự án bong tróc sơn vữa, nhiều mảng tường xuất hiện vết rêu mốc kéo dài.

Nhà tái định cư cần phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh

Liên quan đến các dự án nhà tái định cư bỏ hoang, hồi tháng 5/2022, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, TP đề nghị các địa phương báo cáo, tổng hợp danh mục dự án nhà ở tái định cư, số lượng nhà ở tái định cư đã đầu tư xây dựng và việc bố trí, quản lý sử dụng nhà ở tái định cư.


Đáng chú ý, UBND TP Hà Nội ưu tiên hoàn thành công trình hạ tầng đô thị ở những khu tái định cư còn thiếu; kiểm tra, chống xuống cấp tại các khu trên toàn thành phố. Để không còn tồn tại những quỹ nhà tái định cư bỏ hoang, bên cạnh chất lượng xây dựng, thì nơi ở mới để tái định cư cần đáp ứng đầy đủ hạ tầng xã hội: Nhà trẻ, trường học, chợ... phục vụ người dân. Các căn hộ tái định cư cần xây dựng sát với nhu cầu thực tế.

Mặt khác, TP cần xác định đúng đối tượng được nhận tái định cư sao cho phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của từng khu vực. Các căn hộ được xây dựng cũng phải gắn liền với chính sách an sinh xã hội như là đào tạo nghề, giải quyết công ăn việc làm tốt hơn hoặc phục hồi thu nhập từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân sau khi di dời.