Loạt công trình chắp cánh cho Đức Hoà lên thành phố

Thường trực Tỉnh uỷ Long An đã thống nhất đề xuất chủ trương thành lập thành phố Đức Hoà; đồng thời, giao các Sở, ngành khẩn trương tham mưu, đẩy nhanh tiến độ.

Đẩy nhanh tiến độ thành lập thành phố Đức Hòa

Long An là tỉnh duy nhất của miền Tây giáp TPHCM, là cửa ngõ quan trọng kết nối giao thương giữa hai miền Đông - Nam Bộ. Giai đoạn 2016 – 2020, mức tăng trưởng kinh tế của Long An cũng luôn ở mức cao, dẫn đầu khu vực, trung bình đạt 9,11%

Năm 2021, Long An thu ngân sách 18.800 tỉ đồng, đạt 124% dự toán Trung ương giao. Toàn tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên 3,84 tỉ USD đứng thứ 2 cả nước. Đến tháng 3/2022, trên địa bàn tỉnh có trên 14.000 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn trên 15,5 tỉ USD; gần 2.150 dự án trong nước được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn trên 11,5 tỉ USD và có 1.138 dự án FDI với tổng số vốn trên 9,7 tỉ USD.

Trong tất cả các huyện, thành phố, thị xã ở Long An, huyện Đức Hoà là địa bàn có nhiều lợi thế nhất khi giáp 3 huyện của TPHCM gồm Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn. Đức Hoà sở hữu 20 cụm công nghiệp, 13 khu công nghiệp lớn nhất Long An - chiếm hơn 50% toàn tỉnh. Đóng góp thu ngân sách cao nhất tỉnh, đạt 1.180 tỷ đồng năm 2021.

Loạt công trình chắp cánh cho Đức Hoà lên thành phố - Ảnh 1.

Năm 2021, Long An thu ngân sách 18.800 tỉ đồng, đạt 124% dự toán Trung ương giao. Toàn tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên 3,84 tỉ USD đứng thứ 2 cả nước (Ảnh: Uyên Phương)

Về phát triển xã hội, Đức Hòa đã đạt 50/59 tiêu chí thị xã và đạt 48/59 chỉ tiêu thành phố thuộc tỉnh. Tầm nhìn đến năm 2025, Đức Hòa sẽ được quy hoạch thành Đô thị loại III và thành lập Thành phố Đức Hòa trực thuộc tỉnh.

Theo quy hoạch chung đến năm 2025, Đức Hoà sẽ tích hợp các dự án phát triển công nghiệp, dân cư, đô thị hiện có để quy hoạch phát triển vùng công nghiệp và dân cư đô thị, đô thị sinh thái. Tập trung các dự án trọng điểm nhằm tăng quy mô dân số, hạ tầng đô thị. Xác định mô hình phát triển theo hướng công nghiệp, dân cư, đô thị, thương mại dịch vụ và nông nghiệp.

Với định hướng hoàn thành theo quy hoạch đô thị hoá loại III trước năm 2025, huyện sẽ kêu gọi đầu tư đẩy nhanh tiến độ khai thác các dự án phát triển đô thị, đô thị sinh thái, khu, cụm công nghiệp, các loại hình thương mại, phát triển giao thông để thu hút dân cư. Phấn đấu tăng quy mô dân số, tăng mật độ giao thông... đạt mức chỉ tiêu theo tiêu chí thành phố Đức Hoà.

Với những kết quả đã đạt được, ngày 15/3/2022, Thường trực Tỉnh uỷ Long An đã thống nhất theo đề xuất của UBND huyện Đức Hoà về chủ trương thành lập thành phố Đức Hoà. Giao UBND tỉnh phối hợp với huyện Đức Hoà khẩn trương rà soát, tham mưu báo cáo Ban thường vụ Tỉnh uỷ xem xét.

Giao Sở Xây dựng, Sở Tài Chính, Sở Tài Nguyên và Môi trường tham mưu về tiến trình lập thành thành phố Đức Hoà, phân bổ nguồn vốn từ việc tạo quỹ đất sạch bán đấu giá của cấp huyện.

Loạt hạ tầng "khủng" kết nối TPHCM

Để thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế nhằm đẩy nhanh quá trình hoàn thiện "Thành phố Đức Hoà tương lai", nhiều công trình hạ tầng trọng điểm đã và đang được hoàn thiện. Dự kiến, từ 2021-2025, Long An chi gần 30.000 tỉ đồng đầu tư hạ tầng. Gần đây nhất, tháng 12/2021, đường ĐT823D chính thức được khởi công, dự kiến hoàn thành năm 2023. Với tuyến đường này, khu vực Bình Chánh, TP.HCM sẽ kết nối dễ dàng với Đức Hòa.

Đến quý II/2022, các tuyến đường ĐT824, ĐT825 huyện Đức Hòa nối đường ĐT830 với huyện Hóc Môn cũng sẽ được khởi công mở rộng. Tuyến Nguyễn Văn Bứa được nâng cấp mở rộng từ 32m lên 40m với tổng vốn đầu tư hơn 2.400 tỉ đồng.

Cao tốc TPHCM - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành , Vành đai 3, Vành đai 4 giúp Đức Hòa kết nối trực tiếp với hệ thống cảng Hiệp Phước, Cát Lái, Cái Mép - Thị Vải và sân bay quốc tế Long Thành… góp phần giúp Đức Hoà dễ dàng thu hút đầu tư, thu hút dân cư.

Loạt công trình chắp cánh cho Đức Hoà lên thành phố - Ảnh 2.

Dragon Pearl là một trong những khu đô thị ở Đức Hoà được quy hoạch trở thành khu đô thị đáng sống với không gian xanh mát và hiện đại

Cùng với đó, khoảng cách từ Đức Hoà về TPHCM đang ngày được rút ngắn với các tuyến cao tốc TPHCM - Mộc Bài và tuyến đường Võ Văn Kiệt nối dài. Khi hoàn thiện, hai tuyến đường trên sẽ giúp giảm tải mật độ xe cộ cho trục chính Trần Văn Giàu - Tỉnh lộ 10, giúp việc di chuyển từ Đức Hoà lên TPHCM chỉ còn khoảng 20 - 30 phút. Tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá từ các KCN ở Đức Hoà với các cụm cảng, công nghiệp ở TPHCM.

Hệ thống hạ tầng phát triển kéo theo tốc độ đô thị hoá mạnh ở Đức Hoà những năm qua. Nhiều khu đô thị, khu dân cư cũng đã hình thành và phát triển với giá khá "mềm" so với mặt bằng chung. Đơn cử như dự án Dragon Pearl - Khu đô thị chuyên gia kiểu mẫu với mức giá từ 19 triệu đồng/m². Tiến độ thanh toán trải dài đến 12 tháng, được ngân hàng Vietinbank hỗ trợ vay đến 70% giá trị sản phẩm trong vòng 20 năm.

Loạt công trình chắp cánh cho Đức Hoà lên thành phố - Ảnh 3.

Vị trí đắc địa với 4 mặt giáp sông của Dragon Pearl

Dragon Pearl có quy mô hơn 48,1 ha, toạ lạc tại vị trí đắc địa và sở hữu địa thế phong thuỷ tốt với 4 mặt giáp sông cùng 15 tiện ích đặc sắc đáp ứng đầy đủ và hoàn hảo mọi nhu cầu mua sắm, giải trí, giáo dục, rèn luyện sức khoẻ... sẽ là nơi sống tuyệt vời cho những gia đình yêu thích không gian xanh, thoáng mát và hiện đại.

#/loat-cong-trinh-chap-canh-cho-duc-hoa-len-thanh-pho-2022040608223107.chn