Với thị trường bán lẻ, đơn vị này chi ra, nguồn cung trong 3 tháng dịch Covid-19 bùng phát tại Tp.HCM vẫn duy trì ổn định theo quý và tăng 1% theo năm đạt hơn 1,5 triệu m2 sau khi một dự án trung tâm thương mại và một dự án khối đế tham gia vào thị trường. Các dự án mới cung cấp gần 11.000 m2 tại Tân Phú và Bình Thạnh làm tăng nguồn cung khu vực ngoài trung tâm 1% theo năm.
Các dự án dự kiến vào thị trường trong quý 4 có thể bị trì hoãn do nhu cầu tăng chậm. Tuy nhiên, nguồn cung tương lai đến 2024 cung cấp 381.000 m2 từ 23 dự án dự kiến vẫn vào thị trường đúng tiến độ.
Tuy vậy, các khách thuê vừa và nhỏ gặp khó khăn, một số đã phải kết thúc hợp đồng sớm hoặc ngưng tái kí hợp đồng.
Theo Cục Thống Kê Tp.HCM, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tại Tp.HCM đạt 4 tỷ USD, giảm 64% theo quý và 71% theo năm trong quý 3/2021. Tuy nhiên, công suất cho thuê tương đối ổn định theo quý ở mức cao 94% nhờ việc tiếp tục mở rộng của các thương hiệu quốc tế như Uniqlo, Valentino Creations, Giordano... Một số cửa hàng tại khu vực trung tâm đóng cửa trong Q3 khiến công suất tại khu vực này giảm -2 điểm phần trăm và giá chào thuê giảm -2% theo quý.
Trong khi đó, các chủ cho thuê vẫn duy trì giá chào thuê. Giá thuê trung bình tương đối ổn định theo quý và theo năm đạt 49 USD/m2/tháng. Thay vì giảm trực tiếp trên giá chào thuê, hầu hết các chủ nhà sẽ áp dụng các chính sách ưu đãi như tăng thời gian thi công, miễn phí tiền thuê trong tháng đầu, không áp dụng chính sách tăng giá hằng năm hoặc giảm lên đến - 50% trong ba đến sáu tháng đầu đối với các hợp đồng thuê tối thiểu từ 3-5 năm.
Trong ngắn hạn, các thương hiệu nước ngoài thâm nhập vào thị trường bằng hình thức phân phối trực tiếp có thể sẽ trì hoãn do những hạn chế trong vấn đề đóng cửa biên giới. Các thương hiệu sẽ thâm nhập thị trường thông qua các đối tác phân phối trong nước. Bất chấp dịch bệnh, Marc Jacob, Tiffany