Khánh Hòa vươn mình thành điểm sáng đầu tư hàng đầu

Hàng loạt tập đoàn lớn đang tìm hiểu, lập quy hoạch và xin đầu tư tại Khánh Hòa sau các quyết định và chỉ thị phát triển hạ tầng – kinh tế - xã hội từ Chính phủ cho thấy địa phương này đang là miền đất hứa và tạo tiền đề cho BĐS lẫn du lịch phát triển.

Hành trình dọn tổ đón "đại bàng"

Trong buổi làm việc mới đây với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, địa phương có vị trí chiến lược, quan trọng về quốc phòng, an ninh; có tiềm năng, lợi thế, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, toàn diện, nhanh và bền vững.

Tỉnh vừa có biển, đồng bằng, miền núi, với có 3 vịnh, là cửa ngõ của Tây Nguyên ra biển, có hệ thống giao thông đồng bộ gồm cả đường bộ, đường sắt, hàng không, đường biển. Đặc biệt, tỉnh có bờ biển dài, có thềm lục địa và vùng lãnh hải rộng lớn với gần 200 hòn đảo lớn nhỏ. Đây là tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh để đưa tỉnh thành trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực.

Chính phủ cũng vừa ban hành Nghị quyết 09-NQ/TW với mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, phát huy tiềm năng và lợi thế biển, là đô thị thông minh, phát triển bền vững. Trong đó, TP Nha Trang sẽ đóng vai trò là đô thị hạt nhân; TP Cam Ranh là đô thị du lịch - logistics; huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, đẳng cấp quốc tế; huyện Vạn Ninh trở thành đô thị du lịch biển cao cấp; thị xã Ninh Hòa là đô thị công nghiệp, huyện Diên Khánh là đô thị sinh thái, văn hóa truyền thống.

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa. Đây là địa phương thứ 9 trong số 63 tỉnh, thành sẽ được xem xét trao cơ chế đặc thù.

Cơ hội đón "điểm rơi" tăng trưởng từ hạ tầng và động thái đầu tư của các "ông lớn"

Theo đà tích cực của chính sách, Khánh Hòa cũng kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương lập quy hoạch chung đô thị mới tại huyện Cam Lâm và một phần TP Cam Ranh với mục tiêu phát triển theo mô hình đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế. Trong đó, Cam Lâm với đại lộ Nguyễn Tất Thành, trục đường chính xuyên suốt kết nối sân bay với các đô thị xung quanh đang là động lực chính để thu hút đầu tư các dự án lớn.

Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, từ nay đến 2026, Khánh Hòa sẽ thực hiện các dự án như tuyến cao tốc Vân Phong - Nha Trang; Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo; đường vành đai 3 Nha Trang; đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng... Trước năm 2030 sẽ đầu tư tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (CT.24), hoàn thiện hạ tầng Khu kinh tế Vân Phong và đầu tư đường bộ ven biển từ Bãi Chùa đến ranh giới tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận.

Khánh Hòa vươn mình thành điểm sáng đầu tư hàng đầu - Ảnh 1.

Loạt ông lớn BĐS đổ bộ tại thị trường Khánh Hòa

Từ những cú hích hạ tầng, một làn sóng đổ bộ của các nhà đầu tư lớn vào nhiều khu vực khác nhau ở Khánh Hòa để đón "điểm rơi" tăng trưởng. Trong đó, Vingroup có kế hoạch thực hiện dự án cải tạo đầm Thủy Triều tại Cam Ranh, dự án Khu đô thị sân bay cao cấp. Hòa Phát cũng có kế hoạch đầu tư một đô thị ven sông Cái, khu vực Bắc Vân Phong có Sun Group. Ngoài ra, tại khu vực Vịnh Nha Phu, Tập đoàn FLC đang nghiên cứu dự án nghỉ dưỡng 7 sao quy mô 8000 ha,...

Không chỉ dừng lại ở các nhà đầu tư trong nước mà các loại hình giải trí nổi tiếng thế giới cũng bắt đầu xuất hiện tại địa phương. Điển hình là sự xuất hiện của SeaWorld – thương hiệu giải trí biển hàng đầu thế giới đến từ Mỹ; VinWonders - mô hình công viên giải trí "tất cả trong một"; Hệ thống các sân Golf 18 lỗ tiêu chuẩn quốc tế.

Hay như "thủ phủ" resort Bãi Dài (Cam Ranh) đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch khu nghỉ dưỡng chất lượng cao quy tụ 45 dự án nghỉ dưỡng hạng sang với tổng vốn đầu tư 30.000 tỷ đồng, đang tạo động lực cho lớn cho các nhà đầu tư tham gia.