Khách sạn trong mùa dịch: Từ công ty nghìn tỷ đến hộ kinh doanh gia đình đều lao đao

Những đơn vị có tiềm lực tài chính vẫn đang cố gắng cầm cự, xoay xở, chờ đợi các diễn biến tiếp theo của dịch bệnh và tiến độ tiêm vaccine. Trường hợp xấu hơn, không ít người phải bán khách sạn với giá giảm sâu. Đây là thời điểm nhiều nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức có năng lực tài chính tham gia thị trường, mua lại các khách sạn với giá thấp.

Cố gắng cầm cự hoặc chuyển hướng kinh doanh

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên mới đây, ông Đoàn Văn Bình, Chủ tịch CTCP Tập đoàn C.E.O - đơn vị sở hữu chuỗi khách sạn ở Phú Quốc, cho biết các khách sạn vận hành ở mức tối thiểu trong suốt thời gian dịch Covid-19 diễn ra. Kết quả kinh doanh của mảng khách sạn giảm mạnh so với kế hoạch khiến công ty lỗ 103 tỷ đồng vào năm 2020. Thay vì tập trung vào mảng bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, năm nay, công ty chuyển hướng tập trung sang lĩnh vực bất động sản nhà ở, đồng thời đặt kỳ vọng vào việc chính quyền cho phép thí điểm mở lại du lịch Phú Quốc cho khách nước ngoài đã tiêm vaccine.

Ông Q., chủ sở hữu khách sạn 5 sao ở Ba Đình, Hà Nội cho biết từ khi dịch Covid-19 xuất hiện đến nay, đợt dịch lần thứ 4 này tác động xấu nhất. Khách gần như không có, doanh thu chỉ bằng 10% so với trước đây. Để duy trì, ông Q. phải giảm lương của nhóm nhân sự cấp cao và cắt giảm bớt nhân viên cấp dưới đồng thời chia ca làm việc luân phiên để giảm bớt ngày công.

Khách sạn trong mùa dịch: Từ công ty nghìn tỷ đến hộ kinh doanh gia đình đều lao đao - Ảnh 1.

Khách sạn lao đao trong mùa dịch. Ảnh: Hữu Long

“Lúc dịch mới bùng phát năm 2020, chúng tôi phải cho nhân viên nghỉ tạm thời nhưng vẫn hỗ trợ 50% lương. Còn bây giờ, mọi thứ khó khăn hơn rất nhiều nên không thể duy trì được chính sách này nữa”, ông Q. kể. 

Khách sạn của ông Q. vốn hướng đến khách quốc tế và đối tượng này từng đóng góp 95% tổng doanh thu. Tuy nhiên từ khi có dịch đến nay, khách quốc tế giảm gần về 0 khiến khách sạn lỗ nặng. Ông Q. đã dùng đủ cách như giảm giá phòng còn một nửa, quảng cáo trên nhiều nền tảng nhưng vẫn không kéo được nhóm khách trong nước. Hiện tại, ông cùng hàng chục nhân viên vẫn đang cầm cự bằng việc cho thuê phòng họp, dịch vụ ăn uống, chờ đến khi tiêm xong vaccine.

Ông Q. đánh giá tình hình hiện tại "rất bi quan" và khẳng định đây là vấn đề không chỉ của riêng ông mà còn là câu chuyện của rất nhiều khách sạn lớn, nhỏ khác.

Theo thông tin mới nhất từ Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, đến nay, TP Đà Lạt đã có gần 1.000 khách sạn và 7 khu du lịch tạm dừng hoạt động. Đến nay, các khách sạn, cơ sở lưu trú còn hoạt động chỉ đạt công suất 6-7%, nếu dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp, dự báo tất cả các khách sạn, cơ sở lưu trú ở TP Đà Lạt sẽ phải đóng cửa.

Trả lời truyền thông hồi đầu tháng 6, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng cho biêt TP có khoảng hơn 5.000 doanh nghiệp du lịch, hiện đã dừng hoạt động hơn 90%. Riêng Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng có 1.000 doanh nghiệp hội viên, gần 10% đã giải thể, số còn lại đóng cửa.

Savills mới đây dẫn lời một chuyên gia Tập đoàn WMC - đơn vị quản lý nhà hàng khách sạn, căn hộ dịch vụ cao cấp và trung tâm thương mại tại TP HCM, cho hay đang có rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhỏ lẻ trong lĩnh vực du lịch khách sạn phải gồng gánh hoạt động kinh doanh. Hơn bao giờ hết, các đơn vị trong lĩnh vực này cần nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự để tồn tại.

Ông Hylton Lipkin, Tổng Quản lý Alba Wellness Valley by Fusion tại Huế cũng cho rằng giai đoạn này, các khách sạn nên tận dụng thời gian để xem xét và đánh giá lại cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn nhằm phân bổ các nguồn lực hiệu quả hơn. Biện pháp này không chỉ nhằm mục đích thích nghi và tồn tại trong điều kiện hiện nay, mà còn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khách sạn trong dài hạn.

Bán tháo khách sạn, người mua đang ở "cửa trên"

Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Sohovietnam, đơn vị chuyên môi giới cho các thương vụ M

TỪ KHÓA: khách sạn