Trong cùng giai đoạn đó, bất động sản nghỉ dưỡng núi trở thành kênh đầu tư giàu tiềm năng, lợi suất lớn, hấp dẫn dòng vốn của thị trường.
Đánh giá tổng quan về tín hiệu của thị trường của bất động sản năm 2020, Bộ Xây Dựng cho rằng kênh đầu tư bất động sản vẫn giữ đà tăng trưởng. Nếu tính theo mức giá bình quân trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố hoặc cấp huyện thì biên độ tăng giá nhà ở riêng lẻ, đất nền tại các địa phương trong năm qua vẫn đạt khoảng từ 3 - 5%. Bất động sản được đánh giá đem lại hiệu quả hàng đầu nhờ hai yếu tố: an toàn ở hiện tại và tiềm năng trong tương lai.
Trong đó, thị trường nghỉ dưỡng ven đô là sản phẩm thu hút mạnh mẽ dòng vốn của các nhà đầu tư nhờ hội tụ đầy đủ các yếu tố về cung, cầu, giá, lợi suất, tiềm năng… Điển hình tại một số khu vực gần Hà Nội như Lương Sơn, Hòa Bình nằm trong top đầu về lượng tìm kiếm người dùng. Thậm chí, giá đất trong vòng 3 năm qua tại khu vực này tăng từ 40 - 50%.
Đặc biệt thời gian gần đây, loại hình bất động sản nghỉ dưỡng kết hợp du lịch, giải trí và chăm sóc sức khỏe được chú trọng phát triển mạnh mẽ. Trong đó, bất động sản nghỉ dưỡng núi được đánh giá giàu tiềm năng hơn cả khi vừa có sự mới mẻ về sản phẩm, giới hạn về số lượng, thuận lợi về di chuyển, linh hoạt về sở hữu và đầu tư. Ngoài ra, trào lưu du lịch gần nhà cung cấp cho thị trường nghỉ dưỡng núi ở miền Bắc nguồn khách dồi dào, nâng cao tỷ lệ lấp đầy và đẩy biên lợi nhuận của các dự án gia tăng.
Theo thống kê, Hòa Bình có khoảng 20 dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang được triển khai thực hiện với nguồn vốn lên tới nghìn tỷ đồng. Nếu như trước đây, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng núi tại Hòa Bình mới có sự tham gia của doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì hiện đã có hàng loạt các dự án quy mô của "ông lớn" trên thị trường như: Vingroup, Tập đoàn Việt Mỹ... kích hoạt giao dịch bất động sản trở nên sôi động.