Hàng nghìn tỷ "rót" vào hạ tầng giao thông
Theo bản đồ quy hoạch giao thông đến năm 2030 đã được công bố, Hà Nội sẽ tiếp tục mở rộng nhiều tuyến đường bộ thuộc khu vực phía Nam. Trên thực tế, vài năm trở lại đây, khu vực này đã được Thành phố đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông với tốc độ chưa từng thấy.
Cụ thể, tuyến đường Đầm Hồng – Giáp Bát (thuộc trục vành đai 2,5) sau một thời gian dài bị đình trệ do khó khăn về giải phóng mặt bằng đã được triển khai và đi vào hoạt động, là trục giao thông xương sống của khu vực phía Nam, giúp rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ khu trung tâm đến các quận, huyện phía Nam.
Dự án mở rộng gấp đôi đường Tam Trinh (đoạn từ cầu Mai Động nối đến Vành đai 3) và tuyến đường nối từ Minh Khai – Vĩnh Tuy – Yên Duyên kết nối đường Minh Khai với tuyến đường Vành đai 2,5 cũng được gấp rút hoàn thành, giúp giao thông khu vực trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, không thể không kể đến dự án đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở với tổng mức đầu tư 9.500 tỷ đồng do tập đoàn VinGroup thực hiện. Dự kiến, khi dự án hoàn thành xong sẽ thay đổi bộ mặt hạ tầng của khu vực.
Ngoài ra, việc hoàn thành tuyến đường hiện đại bậc nhất phía Nam Thủ đô (nối trung tâm hành chính quận Hoàng Mai với điểm đầu đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ), tái khởi động dự án đường sắt đô thị số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi … cũng là những tín hiệu tích cực cho giao thông khu vực.
Theo đánh giá của các chuyên gia bất động sản, hạ tầng giao thông được đầu tư hiện đại tại khu Nam sẽ cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông của khu vực, là cú huých giúp thị trường thu hút các chủ đầu tư, mang đến nhiều cơ hội lựa chọn hấp dẫn cho người mua nhà.
Thị trường bất động sản tiềm năng
Trong bối cảnh quỹ đất nội đô ngày càng khan hiếm, chính phủ đẩy mạnh quá trình rà soát cấp phép xây dựng dự án cao tầng khiến nguồn cung nhà ở giảm mạnh, người dân có xu hướng dịch chuyển ra các khu vực cửa ngõ và các khu đô thị vệ tinh.
Vốn được xem là khu vực có mật độ xây dựng khá thoáng với những khu đô thị quy mô lớn như KĐT Gamuda, KĐT kiểu mẫu Linh Đàm, KĐT Định Công, KĐT Hồng Hà Eco City … phía Nam Hà Nội vẫn là một thị trường tiềm năng với quỹ đất trống dồi dào.
Khu Nam sở hữu không gian thoáng đãng với diện tích cây xanh, mặt nước lớn
Cùng với hệ thống giao thông được đầu tư bài bản, khu vực phía Nam cũng sở hữu hệ thống hạ tầng xã hội đồng bộ với tỷ lệ cây xanh và hồ nước ngọt lớn bậc nhất thành phố (công viên Yên Sở, hồ Linh Đàm …), hệ thống y tế và giáo dục hàng đầu cả nước với các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Pháp, Tai Mũi Họng TW, Da liễu … và các trường đại học lớn như Bách Khoa, Xây Dựng, Kinh tế quốc dân … Do đó, khu vực này rất thuận tiện cho cư dân sinh sống và làm việc.
Các dự án mở bán tại khu vực phía Nam như Rose Town Ngọc Hồi luôn hút khách
Thực tế cho thấy, các dự án tại khu vực phía Nam luôn đắt khách, đặc biệt ở phân khúc trung cấp. Ngoài các dự án như The Zen Residence, The Two Residence, Hateco Hoàng Mai, Mandarin Garden 2 … đã về giai đoạn cuối hoặc hết hàng, những dự án mới mở bán như The Manor Central Park, Gamuda Gardens cũng đang nhận được sự quan tâm rất lớn của khách hàng và các nhà đầu tư. Đáng chú ý, dự án Rose Town (79 Ngọc Hồi) của liên danh chủ đầu tư Xuân Mai Corp và Promexco vừa ra mắt vào tháng 6 mới đây đang làm khuấy đảo thị trường khu vực phía Nam nhờ vị trí đẹp, tiện ích hiện đại, căn hộ chất lượng cao, diện tích linh hoạt nhưng mức giá được chào bán lại rất hợp lý.
Quy luật tất yếu là ở đâu mở đường thì ở đó sẽ hình thành xu hướng phát triển của các dự án bất động sản. Với lợi thế là vị trí cửa ngõ Thủ đô, gần trung tâm, kết nối dễ dàng với các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, mặt bằng giá nhà đất thấp hơn các khu vực khác, khu vực phía Nam có nhiều tiềm năng tăng giá trong tương lai khi hệ thống hạ tầng đang dần hoàn thiện, hứa hẹn sẽ tạo đà cho những bước phát triển mới của BĐS khu vực.