Góc nhìn chuyên gia: Tiềm năng “thầm lặng” của bất động sản Cà Mau?

Sở hữu nhiều tiềm năng phát triển, BĐS Cà Mau ngày càng nhận được sự chú ý của thị trường. Mảnh đất trù phú này mới đây còn được giới chuyên gia đầu ngành thảo luận sôi nổi trong chương trình Tọa đàm “BĐS Cà Mau - Mỏ vàng mười đã sẵn sàng khai phá?” diễn ra vào ngày 28/3/2021.

Có thực sự là ‘mỏ vàng mười’?

Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn còn nhớ lần đầu tiên đặt chân tới Cà Mau năm 1977, mọi thứ đều hoang sơ. Đến 2005, thành phố này phát triển mạnh mẽ hơn, nhưng lần trở lại 2021 thì "thay da đổi thịt" hoàn toàn.

Cà Mau ngày nay sở hữu nhiều lợi thế mà các tỉnh lân cận không thể so bì. Về lợi thế thiên nhiên ưu đãi, Cà Mau là tỉnh miền Tây sở hữu 3 mặt giáp biển, chiều dài bờ biển lên đến 254km. Cùng với đó là mảng rừng U Minh chiếm đến 77% diện tích rừng nguyên sinh của cả ĐBSCL, rất lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái và biển đảo.

Góc nhìn chuyên gia: Tiềm năng “thầm lặng” của bất động sản Cà Mau? - Ảnh 1.

Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thêm một điều thú vị là Cà Mau nằm trong vùng ĐBSCL nhưng không bị ảnh hưởng của lũ sông Mekong như Cần Thơ, Hậu Giang…Vị trí chiến lược khác biệt này còn giúp tỉnh vươn lên thành trọng điểm kinh tế của cả nước.

Hạ tầng Cà Mau cũng ngày càng hoàn thiện ngoài sức tưởng tượng của vị chuyên gia. 13 tỉnh ĐBSCL chỉ có 4 cảng hàng không, Cà Mau sở hữu một sân bay lớn, sau Rạch Giá, Cần Thơ và Phú Quốc, dễ dàng đón khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan nghỉ dưỡng. Theo quy hoạch, ĐBSCL cũng có 3 cảng lớn trung chuyển hàng hóa trên con đường hàng hải huyết mạch nối Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ngoài 2 cụm cảng Trần Đề - Định An tại Sóc Trăng, Rạch Giá - Phú Quốc tại Kiên Giang, thì cụm cảng Hòn Khoai - Năm Căn tại Cà Mau đang thu hút mối quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn, đó là cái tên nổi bật nằm trên con đường thông thương quốc tế nối 2 đại dương. Tuyến hàng hải qua Cà Mau thuộc vùng biển chiến lược tự do và rộng mở của Hoa Kỳ, cũng thuộc vùng biển chiến lược con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc, nhưng lại không thuộc vùng xung đột địa chính trị của 2 cường quốc này. Đây là cơ hội lớn cho đầu tư phát triển kinh tế biển tại Cà Mau. Cuối cùng là trợ lực cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến tận Mũi Cà Mau, đã xây tuyến qua nhiều tỉnh, dự kiến hoàn thiện toàn bộ vào 2025.

Với tất cả các yếu tố trên, BĐS Cà Mau xứng đáng là "mỏ đất vàng mười" sẵn sàng chờ khai phá. Các chuyên gia nhận định rằng, 10 năm tới, sức bật kinh tế và diện mạo xã hội của đất Mũi sẽ khiến cả nước phải ngỡ ngàng.

Giá ‘vùng trũng’ có đáng đầu tư?

Năm 2020, Việt Nam tăng trưởng dương, so với nửa còn lại thế giới đi lùi. Triển vọng lạc quan, bên cạnh đó số dự án được phê duyệt lại giảm 10 lần trong năm 2020. Tuy nhiên, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng nhận thấy BĐS Cà Mau vẫn ổn định, nằm ngoài vòng xoáy này. Vị chuyên gia kinh tế đã qua nhiều tỉnh, phải thốt lên ngạc nhiên trước sức tăng trưởng "thầm lặng" của Cà Mau.

Tiến sĩ Hiển từng thăm thú dự án Happy Home Cà Mau, giá đất nền chỉ từ 12,5 triệu đồng/m2. Ông gọi đây là mức giá "vùng trũng", rất hấp dẫn so với đất ở nhiều tỉnh thành.

"Đường mở tới đâu thì kinh tế phát triển đến đó, hạ tầng phát triển đến đâu thì giá đất cũng tăng theo đến đấy. Một khi các tuyến cao tốc và đường vành đai ven biển kết nối đến Cà Mau thành hình, dự án Happy Home chắc chắn sẽ mang lại khoản lợi ích lớn cho nhà đầu tư", Tiến sĩ Hiển nhận định.