Giới đầu tư địa ốc chuyển hướng “đánh bắt xa bờ”, đâu là thị trường tiềm năng?

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra ngày càng phức tạp, "khẩu vị" của nhà đầu tư bất động sản cũng có những thay đổi rõ nét. Thay vì chọn những thị trường truyền thống như trước đây, nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng sang thị trường mới nổi, còn nhiều dư địa để phát triển.

"Khẩu vị" mới của giới đầu tư

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, có rất nhiều dòng tiền đang "chảy" vào bất động sản như tiền của các nhà đầu tư thu lợi từ thị trường chứng khoán; tiền kiều hối tại nhiều khu vực trên thế giới, do dịch bệnh nên không có hiệu quả đầu tư, đã cam kết về Việt Nam để đầu tư bất động sản.

Bên cạnh đó, nhiều ngành kinh tế ở Việt Nam bị thu hẹp hoạt động bởi dịch bệnh nên chuyển vốn vào thị trường bất động sản để tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Tuy nhiên, đổ tiền vào thị trường nào để có khả năng sinh lời cao là điều khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn.

Thực tế cho thấy, những thị trường truyền thống như Đà Nẵng, Phú Quốc và Nha Trang… đang có xu hướng chững lại. Do giá đất đắt đỏ và không có nhiều quỹ đất để đầu tư phát triển dự án.

Thay vào đó, những thị trường mới nổi như Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Bình, Huế… lại đang ghi nhận những gam màu tươi sáng. Hiện dòng vốn của nhà đầu tư đang đổ về các thị trường này, đặc biệt là ở những địa phương có sự phát triển mạnh mẽ về chính sách đầu tư, du lịch, hạ tầng, giao thông như Huế.

Thị trường BĐS Huế đã "thức giấc"

Giới đầu tư địa ốc chuyển hướng “đánh bắt xa bờ”, đâu là thị trường tiềm năng? - Ảnh 1.

Nếu như trước đây Huế chỉ được biết đến là vùng đất mộng mơ, cổ kính và dịu dàng, thì nay lại đang nổi lên là một điểm đến mới nhiều tiềm năng cho các dự án BĐS. Vì sao địa phương này lại được xem là vùng đất màu mỡ nhiều tiềm năng đến vậy?

Hiện Thừa Thiên Huế đang chuẩn bị sẵn sàng cho việc trở thành Đô thị trực thuộc trung ương vào năm 2025. Đây chính là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản của địa phương này.

Ông Phan Ngọc Thọ - Nguyên Chủ tịch UBND Thừa Thiên Huế cho biết, để cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển của tỉnh, thời gian tới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ quyết liệt chỉ đạo, tập trung vào việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh...

Điều này đã kéo theo sự tăng trưởng nhanh chóng về mặt dân số, cũng như nhu cầu bất động sản tại địa phương, đưa Huế trở thành điểm dừng chân mới của các doanh nghiệp địa ốc và nhà đầu tư sành sỏi.

Dự án nâng tầm BĐS Huế

Giới đầu tư địa ốc chuyển hướng “đánh bắt xa bờ”, đâu là thị trường tiềm năng? - Ảnh 2.

Thị trường BĐS Huế đang sôi động hơn bao giờ hết, theo số liệu từ Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện tại, toàn tỉnh đã có 10 dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị đã được chấp thuận đầu tư, đã và đang triển khai xây dựng với diện tích đất khoảng 230,1 ha, cùng khoảng 7.146 căn hộ, tương ứng khoảng 2,032 triệu m2 sàn.

Thị trường này đang chứng kiến cuộc đổ bộ của nhiều đại gia địa ốc như Bitexco, VinGroup, BRG… Trong đó, nổi bật là Công ty CP Đầu tư và Phát triển BĐS Cotana Capital với dự án Ecogarden tại đại đô thị mới An Vân Dương, nằm ở lõi trung tâm phân khu Thủy Vân. Tổng mức đầu tư của dự án hơn 2000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2026.

Cotana Capital là công ty thuộc Tập đoàn Cotana - một trong những nhà đầu tư góp mặt trong các dự án của nhiều công ty, tập đoàn lớn như Hudland, Ecopark… Được biết, Sở Xây dựng đã cấp phép đồng ý cho CĐT kinh doanh công trình Khu nhà ở giai đoạn 1 (Camellia) tại dự án. Theo kế hoạch CĐT sẽ mở bán đồng thời toàn bộ 285 căn nhà thuộc khu Camellia bao gồm shophouse, biệt thự đơn lập, song lập, thời gian bàn giao nhà dự kiến 31/12/2021.

Giới đầu tư địa ốc chuyển hướng “đánh bắt xa bờ”, đâu là thị trường tiềm năng? - Ảnh 3.

Với quy hoạch bài bản, kết nối tốt với trung tâm thành phố, sân bay, phân khu Camellia đang hút dòng tiền của nhà đầu tư.

Trong đó, khu shophouse Camellia gồm 106 căn điển hình (diện tích đất 100m2) và 08 căn đầu hồi (diện tích đất từ 223m2 đến 387m2) với 4 mặt sàn được thiết kế hiện đại, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và những vật dụng trang trí ngoại thất, sân vườn theo phong cách truyền thống Huế.

Là khởi điểm trong dự định phát triển dự án Ecogarden, các căn shophouse Camellia chạy dọc con đường chính phía Bắc, đồng thời khởi công con đường Bắc – Nam dẫn đến khu biệt thự cao cấp. Đây vừa là nơi tận hưởng môi trường cảnh quan đô thị của dự án, cũng là khu vực kinh doanh thương mại và chợ đêm sầm uất, nơi khách có thể nghỉ chân ăn uống sau khi tham quan khu nhà mẫu cũng như chiêm ngưỡng nét hiện đại và truyền thống của Khu đô thị Ecogarden.

Đồng thời, Camellia thuộc dự án có vị trí đặc biệt khi nằm trên trục phát triển của TP. Huế trong tương lai - trục đại lộ Võ Nguyên Giáp và cách sân bay Phú Bài 15km. Từ Ecogarden vào Đại nội Huế chỉ khoảng 10 phút di chuyển, cách cầu Trường Tiền 5 phút, khách sạn Hương Giang chỉ 3 phút và cách bãi biển Thuận An chỉ 20 phút. Vị trí của Camellia thuận tiện cho việc mua sắm, đón trọn lượt khách và nhu cầu mua sắm của cư dân.

Giới đầu tư địa ốc chuyển hướng “đánh bắt xa bờ”, đâu là thị trường tiềm năng? - Ảnh 4.

Không gian mỗi căn shophouse Camellia được bố trí linh hoạt, phục vụ nhiều mục đích để ở và kinh doanh.

Đặc biệt, chủ đầu tư dự án vừa tung ra chính sách bán hàng hấp dẫn. Cụ thể: Chủ đầu tư hỗ trợ khách hàng lên đến 14% giá bán nhà ở; Chủ đầu tư hỗ trợ khách hàng lãi vay ngân hàng trong năm đầu tiên; Chủ đầu tư có chính sách ưu đãi đặc biệt cho khách hàng là "Người Huế" thường trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Chủ đầu tư có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những cư dân dọn về ở sớm tại khu đô thị Ecogarden.

Vị trí đẹp, tiềm năng khai thác kinh doanh lớn, khả năng thanh khoản tốt và có thể tăng giá trị theo thời gian, các căn hộ khu Camellia tại Ecogarden hứa hẹn sẽ là một lựa chọn đầu tư sáng giá trong tương lai.

TỪ KHÓA: dự án