Giới đầu tư bắt đầu “sốt sắng” về Đức Hòa (Long An) săn đất nền

Kể từ khi thông tin các ông lớn địa ốc đổ bộ làm dự án, nhà đầu tư nhỏ lẻ có dấu hiệu “sốt sắng” vào Long An để đón đầu quy hoạch, hạ tầng. Trong đó, đất nền khu vực Đức Hoà – nơi có Vingroup mới đây triển khai dự án quy mô hàng trăm ha đang nhận được sự quan tâm tích cực từ nhà đầu tư.

Nhiều tin vui cùng lúc xuất hiện

Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chung đường ranh giới với TP.HCM. Thời gian quan, bất động sản nơi đây được chú ý bởi hạ tầng liên tục được xúc tiến đầu tư, các ông lớn trong ngành đổ về "xí phần" quỹ đất; đồng thời, xu hướng giãn dân diễn ra mạnh mẽ đã tác động rõ nét đến bức tranh bất động sản khu vực.

Về hạ tầng, các trục giao thông chính như cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Tỉnh lộ 830 cùng các tuyến đường tỉnh liên tục được đầu tư mở rộng, nâng cấp. Đặc biệt, tuyến Vành đai 3 và Vành đai 4 TP.HCM đoạn qua Long An đã và sẽ xúc tiến đầu tư, khi hoàn thiện đóng vai trò chiến lược trong việc kết nối Long An với các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ.

Trong đó, nổi bật là tuyến đường ĐT823D dài 14,2 km, với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, nối từ đường Tỉnh lộ 824 (thuộc huyện Đức Hòa, Long An) đến Quốc lộ N2; tiếp tục kết nối với các tuyến đường trọng điểm của TP.HCM, đặc biệt là Quốc lộ 1A và đường Vành đai 3 TP.HCM. Tuyến đường này sẽ giúp tăng cường khả năng kết nối giao thông giữa huyện Đức Hòa và các khu vực khác của TP.HCM, giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa 2 khu vực chỉ còn khoảng trên dưới 1 giờ.

Trong năm 2024, Long An dành gần 2.900 tỉ đầu tư hạ tầng giao thông với nhiều tuyến đường giao thông quan trọng có tính chất liên kết vùng. Riêng năm 2025, tỉnh sẽ xúc tiến đầu tư 14 dự án giao thông lớn quy mô lớn, thúc đẩy quá trình thông thương và rút ngắn khoảng cách từ Long An đến TP.HCM và các vùng lân cận.

Giới đầu tư bắt đầu “sốt sắng” về Đức Hòa (Long An) săn đất nền

Kết nối ngày càng dễ với TP.HCM khiến bất động sản Long An chuyển mình đầu năm 2025. Ảnh minh họa

Về dòng tiền đầu tư, loạt dự án tỷ đô đã và sắp đổ bộ đang khiến bức tranh bất động sản khu Tây "đổi sắc" mỗi ngày. Mới đây nhất dự án Vinhomes Hậu Nghĩa quy mô 197ha tại Đức Hoà (Long An) chính thức khởi công ra thị trường. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 28.000 tỉ đồng, tương đương 1 tỉ USD, dân số dự kiến khoảng 40.000 người.

Tại Long An, Tập đoàn Vingroup cũng đang trong giai đoạn tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Khu đô thị Phước Vĩnh Tây tại Cần Giuộc. Dự án có quy mô gần 1.090 ha, tổng vốn đầu tư hơn 90.000 tỷ đồng (hiện tương đương 3,5 tỷ USD). Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng đang xúc tiến triển khai Khu đô thị mới Tân Mỹ tại huyện Đức Hòa với diện tích 930 ha, tổng mức đầu tư gần 74.500 tỷ đồng (tương đương khoảng 3 tỷ USD).

Tương tự, Công ty TNHH phát triển Phú Mỹ Hưng ký bản ghi nhớ nghiên cứu đầu tư phát triển các khu đô thị, thương mại, dịch vụ với tiêu chuẩn quốc tế tại Long An. Trong lĩnh vực hạ tầng, VPBank và Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group ký bản ghi nhớ nghiên cứu đầu tư các dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh,…

Ngoài ra, theo Sở Tài chính tỉnh Long An, từ đầu năm 2025 đến nay, địa phương này cấp mới 25 dự án FDI (tăng 4 dự án), vốn đầu tư cấp mới gần 61 triệu USD; điều chỉnh vốn FDI cho 15 dự án, với vốn đầu tư tăng gần 72 triệu USD (tăng trên 42 triệu USD). Đến nay, Long An có 1.408 dự án FDI với vốn đầu tư đăng ký hơn 12.768 triệu USD. Trong đó có 635 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 4.213 triệu USD.

Giới đầu tư bắt đầu “sốt sắng” về Đức Hòa (Long An) săn đất nền

Giao dịch đất nền Đức Hoà (Long An) sôi động trở lại từ đầu tháng 2/2025 đến nay. Ảnh: TB

Về tỉ lệ giãn dân, Long An là địa phương có tỷ lệ nhập cư đứng thứ 7 cả nước, cao hơn cả Hà Nội. Theo Viện nghiên cứu bất động sản Việt Nam, trong những năm gần đây, tỷ lệ nhập cư tại Long An luôn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định. Cứ 1.000 người ở Long An thì có 47 người nhập cư chuyển tới. Giai đoạn 2009 - 2021, Long An có tỷ lệ tăng trưởng dân nhập cư gần 2% dân số mỗi năm. Với gần 1,6 triệu dân thì có 1 triệu dân đang trong độ tuổi lao động, trong đó 71% số lượng dân đã được qua đào tạo cơ bản.

Chưa kể, thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng tại Long An có xu hướng tăng trung bình khoảng 12%/năm. Giai đoạn 2016 - 2019, Long An là địa phương có thu nhập bình quân đầu người theo tháng cao nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Khi thu hút FDI tăng, cùng việc đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, thu nhập của người lao động được kỳ vọng sẽ tiếp tục được nâng cao, từ đó kéo theo tăng khả năng chi trả nhà ở. Đây được xem là triển vọng nguồn cầu cho thị trường bất động sản khu vực.

Về khu công nghiệp, tập trung chủ yếu tại khu vực Đức Hoà. Toàn huyện có 13 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 5.191 ha, trong đó 6 khu đã đi vào hoạt động, thu hút hơn 1.000 doanh nghiệp. Dân số địa phương đạt khoảng 350.000 người, trong đó gần 100.000 là lao động nhập cư - yếu tố tạo ra nhu cầu lớn về nhà ở và dịch vụ. Như vậy, nhiều tin vui cùng lúc xuất hiện đã tạo hiệu ứng tích cực cho thị trường bất động sản khu Tây nói chung, Long An nói riêng ở thời điểm này.

Người mua có dấu hiệu "sốt sắng" tìm mua đất nền

Tâm lý "sốt sắng" của người mua từ thông tin quy hoạch, hạ tầng là dễ hiểu. Nếu trước đây "sóng" thị trường chủ yếu nằm ở khu vực phía Đông TP.HCM thì hiện nay có dấu hiệu lan rộng sang khu Tây. Tác động tích cực nhất ở giai đoạn này ngoài hạ tầng có thể kể đến động thái của các ông lớn.

Ghi nhận cho thấy, sau Tết Nguyên đán đến nay, nhà đầu tư nhỏ lẻ có dấu hiệu "sốt sắng" vào Long An để đón đầu quy hoạch, hạ tầng. Trong đó, khu vực Đức Hoà – nơi đang có ông lớn Vingroup đổ bộ triển khai dự án quy mô nhận được sự quan tâm đáng kể. Nhóm đầu tư ra quân săn đất nền quanh dự án lớn khiến thị trường bất động sản khu vực nhộn nhịp trở lại.

Các lô đất nền dự án có giao dịch nhanh, phân khúc nhà phố, biệt thự tại khu đô thị quy mô lớn cũng chuyển biến tích cực. Không chỉ nhà đầu tư địa phương, TP.HCM mà nhóm nhà đầu tư phía Bắc cũng bắt đầu rục rịch tìm kiếm các bất động sản có tiềm năng ăn theo hạ tầng lớn, quy hoạch vùng.

Tại Phố thương mại Đức Hoà Central với vị trí ngay mặt tiền đường Nguyễn Thiện Khiêm (xã Tân Mỹ, huyện Đức Hoà), gần đây lượng quan tâm của người mua bất ngờ tăng vọt.

Đây là sản phẩm đất nền sổ đỏ hiếm hoi giá vẫn còn mềm (từ 1,68 tỉ đồng/nền) còn sót lại tại khu vực này. Không chỉ sở hữu vị trí trung điểm "tam giác vàng" các dự án quy mô lớn: Vinhomes Hậu Nghĩa (hơn 197ha) - Vinhomes Tân Mỹ (930ha) - Vinhomes Hóc Môn - Củ Chi (1.080ha), dự án còn được bao bọc bởi các tiện ích hiện đại, từ Mỹ Quỳnh Safari, Co.opmart Củ Chi đến sân golf Tân Mỹ 120ha,… nên không quá khó hiểu khi dự án nhận được sự quan tâm tích cực từ các nhà đầu tư, đặc biệt là khu vực phía Bắc.

Bên cạnh đó, Đức Hòa Central còn chú trọng diện tích dành cho cảnh quan xanh và các công trình tiện ích như: quảng trường, trung tâm thương mại, công viên thiếu nhi,… đáp ứng nhu cầu cả người mua lẫn dân địa phương. Trong đợt này, khách mua chỉ trả trước 25% được sở hữu ngay, nhận hoàn tiền lên đến 7% khi thanh toán nhanh.

Giới đầu tư bắt đầu “sốt sắng” về Đức Hòa (Long An) săn đất nền

Một dự án tại Đức Hòa (Long An) có hạ tầng hoàn thiện, nhận nền xây dựng ngay nhưng mức giá chưa đến 2 tỷ đồng/nền, đang thấp hơn một số khu vệ tinh khác của TP.HCM. Ảnh: TB

Đất nền vẫn là phân khúc gây chú ý tại thị trường Long An nói chung, Đức Hoà nói riêng. Với đơn giá còn thấp hơn so với các thị trường vệ tinh Tp.HCM cho nên nhu cầu phân bổ đa dạng ở các nhà đầu tư. Trong đó có khá nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường ở giai đoạn này. Họ là những người có dòng vốn khiêm tốn muốn tìm kiếm khu vực tiềm năng để đầu tư lâu dài.

Dẫu vậy, so với giai đoạn trước, phân khúc đất nền tại thị trường Đức Hoà dần khan hiếm nguồn cung. Động thái "xí phần" quỹ đất của các doanh nghiệp từ thời điểm 2014-2015 đã khiến sản phẩm đất nền hạn hẹp ở giai đoạn này. Các lô đất giá dưới 2 tỉ đồng/nền còn rất ít sản phẩm chào bán. Chính sự khan hiếm nguồn cung và hạ tầng liên tục đầu tư đã khiến giá đất nền Đức Hoà nhích dần từ 10-20% (tuỳ dự án) so với giai đoạn cuối năm 2024. Một số nền đất quanh dự án lớn đang triển khai ghi nhận mức tăng giá nhanh hơn. 

Theo môi giới khu vực, hiện người mua ra quyết định nhanh hơn với các lô đất trên dưới 2 tỉ đồng/nền. Họ hiểu rằng, sản phẩm giá này sẽ dần bị thu hẹp trong thời gian tới. Theo đó, tâm lý "sốt sắng" từ phía người mua đã bắt đầu xuất hiện. Không ít nhà đầu tư có dòng tài chính tốt mua một lúc nhiều nền, chờ cơ hội tăng giá trong thời gian tới.

Thực tế, ngoài yếu tố có ông lớn đổ bộ, thị trường Long An có nhiều lợi thế thúc đẩy thanh khoản bất động sản từ đầu năm 2025 đến nay. Bà Giang Huỳnh, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và S22M, Savills Việt Nam cho hay, có 3 lý do để thị trường có thể tin vào sự phát triển của bất động sản Long An.

Thứ nhất, Long An sở hữu vị trí địa lý được xem như cửa ngõ để kết nối Đồng bằng sông Cửu Long với TP.HCM.

Thứ hai, Long An là địa phương có diện tích lớn (4.492km²), quỹ đất trống còn nhiều, đây là điểm cộng của thị trường Long An trong mắt các chủ đầu tư, nhất trong bối cảnh các đô thị xung quanh như TP.HCM đang dần cạn kiệt.

Thứ ba, cơ hội phát triển của thị trường bất động sản công nghiệp Long An. Quỹ đất sạch rộng lớn, chính sách thu hút vốn FDI và môi trường đầu tư thông thoáng khiến Long An luôn thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, trở thành "đối trọng" với Bình Dương, Đồng Nai trong phát triển kinh tế công nghiệp.