Diện mạo mới của Đồng Nai khi xuất hiện nhiều doanh nghiệp BĐS lớn

Sở hữu vị trí tiếp giáp “đầu tàu" kinh tế TP.HCM, với lợi thế về hạ tầng và thu hút đầu tư, Đồng Nai được ví như vùng "đất lành" để các chủ đầu tư lựa chọn phát triển các dự án quy mô.

Trợ lực mới cho Đồng Nai

Mới đây, tại tọa đàm "Bắt mạch bất động sản đô thị vệ tinh", các chuyên gia đều đồng tình với quan điểm tâm chấn thị trường ngày càng lan rộng sang vùng vệ tinh. Có 3 nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển này: thứ nhất, hệ số giá bất động sản cao hơn thu nhập của người dân, buộc họ phải dịch chuyển về vùng ven. Thứ hai, tầng lớp trung lưu sẵn sàng đi xa hơn để hưởng thụ môi trường sống tốt hơn. Cuối cùng đó là các địa phương vệ tinh đang có những biện pháp để thúc đẩy kinh tế, thu hút đầu tư.

Tại khu vực Đông Nam Bộ, theo báo cáo thị trường Quý 3/2021 của Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài, trong khi nguồn cung ở TP. HCM giảm mạnh, thì dự án mới ở các tỉnh vệ tinh đã bổ sung thêm nguồn cung bất động sản trong quý. Đồng Nai đứng thứ 2, chiếm 7% tổng nguồn cung.

Sức hấp dẫn của bất động sản Đồng Nai trước hết là do sự phát triển của cơ sở hạ tầng kéo dài từ khu Đông TP HCM cho đến những tỉnh, thành lân cận. Bên cạnh các tuyến hạ tầng cũ tiếp tục được đẩy mạnh, thời gian gần đây, Đồng Nai cũng đầu tư xây dựng loạt hạ tầng: đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường vành đai 3, cảng Phước An, khiến địa phương trở thành một đại công trường của cả nước. 5 năm tới được xem là "giai đoạn vàng" để Đồng Nai bứt phá phát triển.

Diện mạo mới của Đồng Nai khi xuất hiện nhiều doanh nghiệp BĐS lớn - Ảnh 1.

Sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai. Nguồn ảnh. Tuổi trẻ.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Đồng Nai là một trong ba địa phương ngoài TP HCM và Hà Nội có mức đầu tư công cao nhất. Động lực từ hoạt động giải ngân đầu tư công với nhiều dự án hạ tầng giao thông cơ sở trọng yếu ảnh hưởng quan trọng tới thị trường bất động sản trong cả hai đầu cung - cầu theo quy luật "hạ tầng đến đâu - bất động sản phát triển đến đó".

Ngoài ra, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, thế nhưng, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 9 tháng của năm 2021 tại Đồng Nai vẫn đạt gần 1 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn - Tổng giám đốc mảng phát triển quỹ đất, khu đô thị và kinh doanh nhà ở (Nam Long Land) thuộc Nam Long Group - lợi thế quỹ đất lớn giúp chủ đầu tư có thể phát triển các khu đô thị tích hợp quy hoạch bài bản tại vùng vệ tinh. Các dự án này đa số có đa dạng loại hình sản phẩm nhà ở, bán lẻ, công trình giáo dục, giải trí, đáp ứng nhu cầu sống, học tập, làm việc, vui chơi, mua sắm… cho cư dân. Theo ông, đây cũng là xu hướng trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Bức tranh đầu tư đa sắc màu tại Đồng Nai

Một số tập đoàn đa quốc gia chia sẻ dự định đầu tư một số dự án lớn tại Đồng Nai như Tập đoàn Aeon, Shire Oak International, Daewoo E