Báo cáo quý 1/2021 của Colliers Việt Nam chỉ ra, nhu cầu biệt thự và nhà phố tại Tp.HCM và Hà Nội vẫn cao. Tại Tp.HCM, số lượng giao dịch của biệt thự và nhà phố giảm nhẹ do kì nghỉ Tết và sự tái phát của đại dịch Covid-19. Nhiều chủ đầu tư đã tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút người mua trong dịp này và hoạt động giao dịch tổng thể đã tăng lên từ năm 2020.
Theo đơn vị này, phát triển cơ sở hạ tầng và quỹ đất hạn chế ở khu vực nội thành sẽ chuyển trọng tâm sang các tỉnh lân cận và khu vực ngoại thành. Sự phát triển nhanh chóng về cơ sở hạ tầng ở ngoại thành Tp.HCM, chẳng hạn cầu Cát Lái và cầu Nhơn Trạch, cùng với sân bay quốc tế Long Thành ở Đồng Nai là minh chứng cho sự dịch chuyển phát triển hạ tầng từ trung tâm Tp.HCM sang các vùng rìa thành phố cũng như các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai và Long An.
Tương tự, tại Hà Nội, nguồn cung biệt thự và nhà phố mới sẽ đến từ các khu vực ngoại thành do các kế hoạch dự kiến phát triển cơ sở hạ tầng và quỹ đất hạn chế dành cho các dự án biệt thự, nhà phố tại các khu đô thị hiện hữu. Trong đó, khu vực phía Tây sẽ là tâm điểm tăng trưởng, theo đó sẽ trở thành khu vực trung tâm mới với các đô thị vệ tinh hiện đại vào năm 2025.
Cơ sở hạ tầng phát triển đang thúc đẩy sự phát triển của BĐS nhà ở tại vùng lân cận Tp.HCM
Khu vực phía Tây đã có nhiều dự án cải tạo và mở rộng cơ sở hạ tầng như Đại lộ Thăng Long, Đường sắt Cát Linh – Hà Đông, đường Tố Hữu - Lê Văn Lương với tuyến xe buýt nhanh BRT, đường Trung Văn nối Mễ Trì - Mỹ Đình và nhiều trục đường chính khác đi qua các quận trung tâm như Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Bắc Từ Quận Liêm và Tây Hồ.
Cũng theo Colliers Việt Nam, với mong muốn nâng cao tiêu chuẩn sống, nhu cầu mua nhà đất ở ngoại thành thủ đô để ở hoặc đầu tư đang trở thành xu hướng mới tại Hà Nội. Về dài hạn, tiềm năng tăng giá trị của BĐS biệt thự và nhà phố cao hơn so với căn hộ. Nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm loại hình này ở xa trung tâm mà giá vẫn hợp lý, tìm kiếm lợi nhuận một khi những khu vực này trở nên phát triển hơn.
Cùng quan điểm, đại diện JLL Việt Nam cho rằng, cơ sở hạ tầng cải thiện thúc đẩy nguồn cung mới tại các tỉnh vệ tinh của Tp.HCM. Trong quý 1, lượng mở bán BĐS liền thổ tại Tp.HCM vẫn còn hạn chế, trong đó 51% đến từ một dự án tại khu Nam Sài Gòn, còn lại là các dự án nhà phố quy mô nhỏ tại Quận 12 và Bình Tân.
Trong khi đó, với thủ tục pháp lý thuận lợi và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, các tỉnh vệ tinh của Tp.HCM hiện trở thành tâm điểm về nguồn cung nhà liền thổ với lượng mở bán mới của 4 tỉnh còn lại đạt 1.656 căn. Trong đó, tỉnh Đồng Nai ghi nhận số lượng mở bán mới cao nhất, đóng góp một nửa nguồn cung mới với 828 căn, gần gấp ba so với Tp.HCM. Sau là các khu vực như Bình Dương, Long An.
Quả thực, thời gian gần đây, thị trường Long An nổi lên khi xuất hiện một số dự án nhà phố, biệt thự quy mô của các CĐT lớn. Chẳng hạn, tại Bến Lức, dự án Waterpoint 355ha của CĐT Nam Long Group với các sản phẩm như nhà phố vườn, nhà phố thương mại, biệt thự song lập, biệt thự đơn lập, đất nền dinh thự… có mức giá từ 2.6 tỉ đồng/căn. Đây cũng là dự án lớn của thị trường Bến Lức thời điểm này, được NĐT chú ý.
Hay tại Cần Giuộc, Đức Hoà, Tân An (Long An) xuất hiện một số dự án quy mô như The Sol City, KĐT West Lakes Golf