Chủ đề thuế bất động sản thứ hai thí điểm tại Tp.HCM vẫn chưa hết nóng. Theo Tờ trình gửi Chính phủ của Tp.HCM, việc đánh thuế nhằm hạn chế nạn đầu cơ, kéo giá bất động sản xuống. Trước đó không lâu, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định phê duyệt Chương trình hành động triển khai thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030.
Chia sẻ tại sự kiện mới đây, bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho hay, hiện chính sách thuế căn nhà thứ hai chưa áp dụng ngay. Việc đề xuất, thảo luận và lấy ý kiến sẽ diễn ra từ nay cho đến năm 2025. “Tuy nhiên, chúng ta cũng nên chuẩn bị tinh thần”, bà Dung chia sẻ.
Trước đó, bà Dung từng chia sẻ, thuế đánh với bất động sản thứ hai có thể gây ra sự suy giảm thanh khoản của thị trường trong ngắn hạn do tình trạng mất cân đối giữa giá mua và giá bán, khi người mua phải cân nhắc phần thuế mới và người bán để đảm bảo lợi nhuận sẽ cộng thêm giá trị của phần thuế này.
Việc đánh thuế bất động sản thứ hai sẽ có ảnh hưởng lớn đến thị trường. Việc tăng giá bất động sản dẫn đến tình trạng đầu cơ, bỏ hoang nhà không sử dụng, do đó, đánh thuế với căn nhà thứ hai sẽ buộc các nhà đầu tư phải có chiến lược sử dụng tài sản một cách hiệu quả trong thời gian nắm giữ tài sản do có tác động áp lực tài chính mới.
Đối với tâm lý đầu tư của người nước ngoài, có thể đây không phải là một quyết định có tác động lớn do họ đã quen với khái niệm thuế bất động sản tại nước họ.
Còn theo quan điểm của ông Lê Quốc Kiên, một nhà đầu tư bất động sản kì cựu tại Tp.HCM thì ông ủng hộ việc phải đánh thuế bất động sản nên nghiên cứu kỹ và áp dụng cùng lúc, tránh chỗ làm trước chỗ làm sau. Điều này tạo sự công bằng, tránh sự dịch chuyển đầu cơ từ khu vực này sang khu vực khác.
“Theo quan điểm của tôi, bất động sản càng gần trung tâm càng có giá trị sử dụng thực cao. Bất động sản càng ở xa càng có giá trị sử dụng thấp, đa số mang tính đầu cơ ngắn hạn hay tích trữ lâu dài. Do đó, nếu thí điểm áp dụng thuế bất động sản thứ 2 ở trung tâm trước sẽ làm tiền vào bất động sản có xu hướng dịch chuyển sang các khu vực xa, đi ngược lại với mục tiêu ban đầu là hạn chế đầu tư và nâng cao nhu cầu sử dụng thực”, ông Kiên chia sẻ.
Theo ông Kiên, cần cân nhắc việc tách bạch “bất động sản để không, không có nhu cầu sử dụng thực” và “bất động sản có nhu cầu sử dụng thực khi áp thuế. “Nhu cầu sử dụng thực” càng thấp có thể áp thuế càng cao, và ngược lại. Để làm được điều này cần có tiêu chí đánh giá phân biệt giữa “bất động sản để không" và "bất động sản có giá trị sử dụng thực".
Cũng chia sẻ về vấn đề này, ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc R