Đằng sau những cuộc đua thâu tóm quỹ đất của các “ông lớn” bất động sản

Trong năm 2022, các thương vụ M

Liên tục "thâu tóm" quỹ đất

Theo JLL Việt Nam, đối với một thị trường bất động sản đang phát triển nhanh chóng như Việt Nam, việc tìm mua được quỹ đất tốt không chỉ dựa vào nguồn tài chính. Chiến lược kinh doanh rõ ràng và bền vững, tầm nhìn dài hạn, năng lực phát triển, am hiểu thị trường sâu sắc và khả năng tiếp cận quỹ đất phù hợp là điều không thể thiếu đối với bất kỳ chủ đầu tư nào để thành công trong ngắn hạn và dài hạn.

Thực tế, mặc dù Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều loại hình kinh doanh, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn sôi động với các giao dịch đất đai quy mô lớn.

Đơn cử mới đây, Tập đoàn BĐS An Gia (HoSE: AGG) cho biết chuyển nhượng thành công dự án BC 3.1 có quy mô hơn 3 ha tại Bình Chánh, Tp.HCM. Giới chuyên gia đánh giá trong điều kiện quỹ đất Tp.HCM ngày càng hạn hẹp, vấn đề pháp lý bị thắt chặt thì việc An Gia tiếp tục có thêm một dự án tại đây thực sự là một thành công lớn mà không nhiều doanh nghiệp có thể làm được.

Theo đó, tại dự án BC 3.1, An Gia dự kiến sẽ phát triển sản phẩm căn hộ phân khúc trung - khá, giá bán vừa túi tiền. Với khoảng 2.000 căn hộ được đưa ra thị trường, doanh nghiệp tính toán lợi nhuận đem về khoảng hơn 650 tỷ đồng.

Được biết, đây không phải dự án duy nhất của An Gia tại khu vực Bình Chánh, Tp.HCM. Trước đó, doanh nghiệp đã triển khai dự án Westgate hơn 2.000 căn hộ và đang hoàn thiện pháp lý dự án BC 27 có quy mô 27 ha, cung cấp ra thị trường khoảng 4.200 sản phẩm bao gồm căn hộ và biệt thự nhà phố thấp tầng.

Có thể thấy, những năm qua, doanh nghiệp này liên tục M