Cương quyết thu hồi dự án treo

Phải cương quyết thu hồi những dự án treo, chậm triển khai, có dấu hiệu găm đất... gây lãng phí nguồn lực đất đai.

Mới đây, phát biểu thảo luận ở hội trường về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ĐBQH Nguyễn Quốc Hận (đoàn Cà Mau) cho rằng, quy hoạch treo là nội dung "biết rồi, nói mãi nhưng không nói không được".

Qua tiếp xúc cử tri, báo cáo của nhiều cơ quan cũng như sự thừa nhận của chính quyền các cấp về lãng phí nghiêm trọng trong quy hoạch treo.

Cương quyết thu hồi dự án treo - Ảnh 1.

Nhiều diện tích đất bị bỏ hoang gây lãng phí đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân (Ảnh: Một dự án treo tại Hà Nội)

"Trong khi hàng ngàn ha đất bỏ hoang, bỏ không do chưa triển khai được quy hoạch thì có hàng ngàn, chục ngàn hộ gia đình không có đất ở, phải ở tạm gầm cầu, ven sông, nơi không an toàn, luôn tiềm ẩn các rủi ro ngày đêm rình rập", ông Hận nêu.

Kiên quyết thu hồi

Đại biểu tỉnh Cà Mau đề nghị các cấp chính quyền cần vào cuộc quyết liệt, có giải pháp, kiên quyết xử lý thu hồi các dự án 'đóng băng', chủ đầu tư cố tình kéo dài dự án. Bên cạnh đó, trong hoạch định cần bám sát thực tiễn, nhu cầu xã hội, nguồn lực đáp ứng, khả năng triển khai để có quy hoạch phù hợp, khả thi.

Còn đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) thừa nhận, chính sách pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập, trong đó có vấn đề về thị trường bất động sản, xác định giá, quyền sử dụng đất, về công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đất đai, tình trạng tách thửa phân lô, bán nền, đầu cơ đất đai, không đưa đất vào đúng mục đích sử dụng… gây lãng phí nguồn lực đất đai.

Trong khi chờ đợi sửa đổi luật đất đai, đại biểu đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể và hữu hiệu hơn nhằm nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác quản lý và sử dụng đất công. Cần có chính sách để hạn chế tình trạng đất hoang hóa, nhiều diện tích đất chưa hoặc không sử dụng trong thời gian dài.

Đại biểu nhấn mạnh, phải cương quyết thu hồi những dự án không triển khai, chậm triển khai, có dấu hiệu găm đất và các quy hoạch treo ở các địa phương, đặc biệt là các quỹ đất liên quan đến an ninh, quốc phòng nhiều năm bị lấn chiếm (20-30 năm) không đưa vào sử dụng nên thu hồi giao cho địa phương phát triển KT-XH.

Trên thực tế, câu chuyện giải quyết dự án treo dù nói nhiều nhưng vẫn nóng. Dự án treo không chỉ ở một hay hai địa phương mà tồn tại nhiều năm qua tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, đáng lưu ý phải kể đến TP. Hà Nội với 383 dự án; TP. HCM 126 dự án; tỉnh Hòa Bình 105 dự án; tỉnh Thái Nguyên 22 dự án...

Các địa phương dù quyết tâm ra tay nhưng thực tế việc xử lý dự án treo vẫn "dậm chân tại chỗ". Đơn cử như tại Hà Nội, gần 3 năm thực hiện kiến nghị giám sát của HĐND thành phố nhưng kết quả xử lý dự án treo đạt rất thấp. Báo cáo của HĐND TP Hà Nội cũng cho thấy còn tình trạng tồn tại những dự án quy hoạch có tuổi đời từ 10 đến 20 năm vẫn nằm "đắp chiếu".

Cương quyết thu hồi dự án treo - Ảnh 2.

Dự án Habico Tower vang bóng một thời giờ chỉ là khối bê tông làm xấu xí bộ mặt đô thị Hà Nội

Tăng cường kiểm tra, rà soát

Ông Đào Trung Chính, Tổng Cục phó Tổng cục Đất đai (Bộ TN