Cơ nghiệp của chủ tịch Vimedimex vừa bị khởi tố: Nắm giữ công ty buôn thuốc lớn nhất cả nước doanh thu gần 20.000 tỷ/năm, chủ đầu tư hàng chục dự án BĐS lớn tại Hà Nội

Cuối tháng 9, Vimedimex đã ký hợp đồng vay vốn với tổng hạn mức tín dụng là 98,25 triệu USD để thanh toán các chi phí nhập khẩu vaccine Hayat – Vax và Spunik – V phòng Covid-19. Thông tin nhập khẩu vaccine đã kéo cổ phiếu Vimedimex tăng gấp 3 lần trong tháng 8.

Sau khi gây xôn xao thị trường chứng khoán trong tháng 8 với việc cổ phiếu tăng một mạch từ 25.000 lên 82.000 đồng, CTCP Y dược phẩm Vimedimex (VMD) lại vừa gây bất ngờ cho nhà đầu tư trước việc chủ tịch công ty này, bà Nguyễn Thị Loan vừa bị khởi tố vì sai phạm liên quan đến đất đai.

Xem thêm: Cổ phiếu tăng trần 4 phiên liên tiếp, nữ chủ tịch của 2 doanh nghiệp niêm yết lớn bị khởi tố vì sai phạm liên quan đến đất đai

Trước khi thông tin khởi tố được phát đi vào tối ngày 9/11 thì cổ phiếu VMD cũng đã có 4 phiên tăng trần liên tục. Tuy vậy những thông tin đã được công bố thì nhiều khả năng vụ việc của bà Loan không liên quan đến hoạt động của Vimedimex – vốn là công ty lớn nhất nhì cả nước trong lĩnh vực nhập khẩu thuốc với doanh thu lên đến gần 20.000 tỷ đồng mỗi năm.

Bà Nguyễn Thị Loan là người hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, hiện cũng đồng thời là chủ tịch của Chứng khoán Hòa Bình (HBS), Quản lý quỹ Quốc tế… Bà Loan cũng từng tham gia vào HĐQT của ngân hàng Việt Á (VAB). Là những doanh nghiệp niêm yết, Vimedimex và HBS chắc chắn sẽ sớm công bố thông tin liên quan đến vụ việc này.

Cơ nghiệp của chủ tịch Vimedimex vừa bị khởi tố: Nắm giữ công ty buôn thuốc lớn nhất cả nước doanh thu gần 20.000 tỷ/năm, chủ đầu tư hàng chục dự án BĐS lớn tại Hà Nội - Ảnh 1.

Vimedimex – "ông trùm" nhập khẩu thuốc nhưng biên lợi nhuận siêu mỏng

Vimedimex trên thực tế là nhà nhập khẩu và phân phối dược phẩm nằm trong nhóm lớn nhất và giàu truyền thống của Việt Nam. Công ty được thành lập từ năm 1984, năm 2020 đạt quy mô doanh thu 18.168 tỷ đồng.

Đáng chú ý vào tháng 8 năm ngoái, Vimedimex đã chính thức sản xuất những viên thuốc đầu tiên tại nhà máy Vimedimex 2, chuyển từ công ty thuần phân phối sang tự sản xuất để phân phối thuốc. Việc mở rộng các xưởng sản xuất thuốc được Vimedimex liên tục lên kế hoạch cho đến cuối năm 2022.

Trong nhóm các công ty phân phối dược phẩm lớn nhất Việt Nam, đáng chú ý nhất là trường hợp của Zuellig Pharma với doanh thu năm ngoái hơn 24.000 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD). Zuellig và Vimedimex từng so kè nhau khá quyết liệt cho vị trí dẫn đầu giai đoạn trước năm 2018. Tuy nhiên kể từ năm 2019, khoảng cách của Zuellig Pharma Việt Nam so với đối thủ ngày một nới rộng. Trên thực thế Zuellig Pharma là tập đoàn phân phối dược phẩm hàng đầu châu Á, có lịch sử 100 năm, hiện có quy mô 13 tỷ USD phục vụ tại 13 thị trường khác nhau.

Bên cạnh Zuellig Pharma và Vimedimex, hai các tên nội phân phối dược phẩm quy mô lớn khác gồm có Phytopharma và Sang Pharma, doanh thu lần lượt 15.179 tỷ đồng và 12.303 tỷ đồng năm ngoái.

Cơ nghiệp của chủ tịch Vimedimex vừa bị khởi tố: Nắm giữ công ty buôn thuốc lớn nhất cả nước doanh thu gần 20.000 tỷ/năm, chủ đầu tư hàng chục dự án BĐS lớn tại Hà Nội - Ảnh 2.

Đặc thù của ngành phân phối dược phẩm là biên lợi nhuận rất mỏng. Dù cho có doanh thu hàng trăm triệu cho đến tỷ đô, lợi nhuận của Vimedimex cũng như công ty nói trên chỉ lèo tèo vài chục cho đến vài trăm tỷ đồng mỗi năm.

Với Vimedimex, mặc dù lợi nhuận tăng liên tục trong các năm qua nhưng mức lãi trước thuế chỉ khoảng hơn 50 tỷ/năm là rất thấp so với quy mô doanh thu hơn 18.000 tỷ cũng như so với mặt bằng lợi nhuận của các doanh nghiệp dược trong nước.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu của Vimedimex giảm mạnh từ 12.800 tỷ xuống còn 9.800 tỷ đồng – chỉ bằng ½ so với kế hoạch năm. Tuy vậy lãi trước thuế chỉ giảm nhẹ từ 40 tỷ xuống 38 tỷ đồng.

Cuối tháng 9, Vimedimex đã ký hợp đồng vay vốn với tổng hạn mức tín dụng là 98,25 triệu USD để thanh toán các chi phí nhập khẩu vaccine Hayat – Vax và Spunik – V phòng Covid-19. Dư nợ tại 30/9 là 360 tỷ đồng. Thông tin nhập vaccine cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến đà tăng phi mã của Vimedimex trong tháng 8.

So với Vimedimex thì Chứng khoán Hòa Bình có tên tuổi và quy mô khiêm tốn hơn nhiều. Dù vậy thì cổ phiếu HBS cũng tăng gấp đôi từ tháng 8 đến nay.

Cơ nghiệp của chủ tịch Vimedimex vừa bị khởi tố: Nắm giữ công ty buôn thuốc lớn nhất cả nước doanh thu gần 20.000 tỷ/năm, chủ đầu tư hàng chục dự án BĐS lớn tại Hà Nội - Ảnh 3.

Tay chơi mới nổi trên thị trường bất động sản Hà Nội

Trong những năm gần đây, hệ sinh thái Vimedimex của bà Loan còn được biết đến là một tay chơi mới trong thị trường bất động sản Hà Nội với thương hiệu Vimefulland.

Sau thành công của dự án Belleville, Vimefulland nhận được nhiều sự chú ý của giới đầu tư với việc ra mắt loạt dự án tại đất vàng Hà Nội khác là Emerald Center Park tại quận Nam Từ Liêm với diện tích 1,9ha; Dự án The Eden Rose tại huyện Thanh Trì với diện tích 8ha hay dự án Iris Garden tại quận Nam Từ Liêm.

Hiện tại, Vimedimex Group đang triển khai hai dự án là Helianthus Center Red River với diện tích 4,9 ha tại Đông Anh và The Jade Orchid diện tích 6,1 ha tại Bắc Từ Liêm. Nhiều dự án kể trên là do các thành viên của Vimedimex M