Giữ vững tiến độ trong mùa dịch
Dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết dài 99km, mặt đường hơn 32m, quy mô 6 làn xe, vận tốc 120 km/h được khởi công cuối tháng 9/2020. Dự án có tổng mức đầu tư 12.500 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022.
Trên công trường, dù trong thời gian dịch bùng phát nhưng tiến độ thi công vẫn đảm bảo, không bị gián đoạn. Đến nay, tuyến cao tốc đang dần lộ diện.
Tại gói thầu XL–02 với chiều dài 10,6 km thuộc địa phận huyện Hàm Tân, nhà thầu Cienco4 đã huy động 106 thiết bị xe, máy với khoảng 240 công nhân chia làm nhiều mũi, thi công cầu, nền đường cấp phối đá dăm.
Tại gói thầu XL–03 – gói thầu lớn nhất với chiều dài 35km, qua huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), liên danh Vinaconex – Trung Chính đã huy động hàng trăm nhân sự, 220 máy móc, thiết bị và đang tổ chức 21 mũi thi công, gồm: 10 mũi thi công đường, 5 mũi thi công cầu và 6 mũi thi công cống thoát nước. Gói XL–03 đã hoàn thành lắp đặt 70% khối lượng các cống đúc sẵn, cọc khoan nhồi mố trụ cầu, đúc dầm lao dầm bản mặt cầu.
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết gồm 4 gói thầu, đi qua nhiều địa phương của 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận (Nguồn Shutterstock)
Tại gói thầu XL–04, đại diện nhà thầu cho biết "Hiện đã trải đá dăm được 40% cung đường. Nhà thầu đang tập trung 5 mũi thi công cầu, 3 mũi thi công cấp phối đá dăm. Tiến độ vẫn bám sát, sau khi địa phương đẩy lùi dịch bệnh, nới giãn cách nhà thầu sẽ gấp rút thi công bù tiến độ".
Ông Nguyễn Doãn Tân – Giám đốc điều hành dự án cho biết, đến cuối tháng 8, các gói thầu xây lắp đạt 1.532 tỷ/1.829 tỷ đồng (đạt 83,78% kế hoạch năm 2021). Dự án đã giải ngân đạt 1.532 tỷ/1.340 tỷ, đạt 112,48%. Dự kiến cuối năm 2022, đại công trình này sẽ được hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Khu vực nào hưởng lợi nhiều nhất?
Cùng với sân bay Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết là công trình trọng điểm giúp Bình Thuận thay da đổi thịt. Trong các khu vực của tỉnh có cao tốc này đi qua, La Gi là địa phương được hưởng lợi nhiều nhất nhờ sở hữu vị trí ngay cửa ngõ của Bình Thuận – nơi đầu tiên tuyến cao tốc phải chạy qua trước khi tới Kê Gà, Mũi Né, Phan Thiết.
Để kết nối trực tiếp cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết với La Gi, Bình Thuận đang triển khai hai trục đường kết nối cao tốc dẫn xuống QL1A ở khu vực huyện Hàm Tân. Theo đó, một trục sẽ nối cao tốc với ngã ba 46 trên QL1A, rồi từ đó đi thẳng đến thị xã La Gi theo QL55.
Song song với trục này, trục đường còn lại cũng nối cao tốc với một điểm giao trên QL1A. Từ đó tiếp tục đi qua địa bàn các thị trấn, xã trên huyện Hàm Tân và kết nối vào QL55 để đến La Gi.
Nắm bắt thời cơ từ cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Bình Thuận đã cho triển khai 2 trục đường kết nối thẳng từ cao tốc đến La Gi (Nguồn Google Map)
Cao tốc khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến La Gi chỉ còn 1,5 giờ, giúp La Gi trở thành thị trường bất động sản biển hấp dẫn ở Bình Thuận – nơi được gọi là "thủ phủ resort" của ngành du lịch phía Nam.
Bên cạnh đó, tuyến cao tốc này cũng sẽ rút ngắn thời gian từ sân bay quốc tế Long Thành và sân bay Phan Thiết đến La Gi chỉ khoảng 1 giờ. Từ đây, giúp La Gi tiếp cận hàng chục triệu khách du lịch quốc tế và các tỉnh thành phía Bắc.
Đại diện UBND tỉnh Bình Thuận cho biết: "Các trục đường chính, kết cấu hạ tầng giao thông nối cao tốc, QL1 xuống biển sẽ tạo ra sức hút phát triển du lịch, chuỗi đô thị ven biển ở đây với quỹ đất, không gian mở rất lớn. Các con đường này đều nối QL55 đi Bà Rịa – Vũng Tàu đến sân bay Long Thành ở phía Nam, còn ở phía Bắc sẽ kết nối với sân bay Phan Thiết. Tỉnh đang kỳ vọng khu vực này sẽ trù phú, giàu có bởi hiện đang có rất nhiều dự án với vốn đầu tư rất lớn vào vùng đất này".
Song song với tiến trình đưa La Gi lên thành phố thứ 2 của Bình Thuận trước năm 2025, những công trình hạ tầng càng tạo thêm lực đẩy cho khu vực này phát triển.
Theo đó là các "ông lớn" địa ốc lớn đổ bộ vào La Gi với nhiều dự án lớn, tổng mức đầu tư hàng ngàn tỷ USD. Điển hình như dự án phức hợp đô thị thương mại – dịch vụ