Cận cảnh khu hàng trăm căn hộ được 'đặt hàng' làm nhà tái định cư bỏ hoang giữa lúc dân 'khát' nhà ở

Dự án nhà ở thương mại phục vụ tái định cư Khu X2, phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, Hà Nội) với 750 căn hộ đã hoàn thiện hơn 5 năm, nhưng đến nay vẫn bỏ hoang lãng phí trong bối cảnh người dân "khát" nhà ở.
Cận cảnh khu hàng trăm căn hộ được 'đặt hàng' làm nhà tái định cư bỏ hoang giữa lúc dân 'khát' nhà ở

Dự án nhà ở thương mại phục vụ tái định cư Khu X2 (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai) do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà ở và đô thị Bộ Quốc phòng (MHDI) làm chủ đầu tư gồm tổ hợp 3 tòa chung cư cao 28 tầng nổi, 3 tầng hầm đỗ xe với 750 căn chung cư. Dự án có tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.

Cận cảnh khu hàng trăm căn hộ được 'đặt hàng' làm nhà tái định cư bỏ hoang giữa lúc dân 'khát' nhà ở

Được biết, năm 2018, Ban Quản lý công trình nhà ở và công sở (Sở Xây dựng Hà Nội) và MHDI ký hợp đồng kinh tế về việc đặt hàng, tạo lập nhà ở dự án thương mại phục vụ tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo hợp đồng, phương án tiêu thụ sản phẩm là thành phố Hà Nội đặt mua lại toàn bộ 750 căn chung cư làm căn hộ tái định cư cho người dân thành phố. Sau 12 tháng kể từ ngày công trình đủ điều kiện bố trí cho các trường hợp tái định cư mà thành phố không bố trí tái định cư hoặc thành phố không mua nhà thì bên B được bán ra thị trường. Ảnh: Đình Phong.

Cận cảnh khu hàng trăm căn hộ được 'đặt hàng' làm nhà tái định cư bỏ hoang giữa lúc dân 'khát' nhà ở

Thế nhưng, theo ghi nhận của PV Tiền Phong, dù dự án đã được nghiệm thu công trình từ năm 2020, nhưng đến nay đã sau 5 năm, dự án rơi vào cảnh bỏ hoang, chỉ có ít hộ dân về ở gây lãng phí. Ảnh: Đình Phong.

Cận cảnh khu hàng trăm căn hộ được 'đặt hàng' làm nhà tái định cư bỏ hoang giữa lúc dân 'khát' nhà ở

Cận cảnh khu hàng trăm căn hộ được 'đặt hàng' làm nhà tái định cư bỏ hoang giữa lúc dân 'khát' nhà ở

Do bỏ hoang nhiều năm, một số hạng mục của dự án xuống cấp, nhếch nhác. Ảnh: Đình Phong.

Cận cảnh khu hàng trăm căn hộ được 'đặt hàng' làm nhà tái định cư bỏ hoang giữa lúc dân 'khát' nhà ở

Cận cảnh khu hàng trăm căn hộ được 'đặt hàng' làm nhà tái định cư bỏ hoang giữa lúc dân 'khát' nhà ở

Nhiều tuyến đường nội khu vào dự án này cũng được rào chắn để hạn chế phương tiện di chuyển vào. Ảnh: Đình Phong.

Cận cảnh khu hàng trăm căn hộ được 'đặt hàng' làm nhà tái định cư bỏ hoang giữa lúc dân 'khát' nhà ở

Cận cảnh khu hàng trăm căn hộ được 'đặt hàng' làm nhà tái định cư bỏ hoang giữa lúc dân 'khát' nhà ở

Không chỉ các căn hộ, diện tích ki ốt dưới chân các tòa nhà của dự án cũng rơi vào cảnh bỏ không, cửa đóng then cài. Ảnh: Đình Phong.

Cận cảnh khu hàng trăm căn hộ được 'đặt hàng' làm nhà tái định cư bỏ hoang giữa lúc dân 'khát' nhà ở

Theo tìm hiểu, nguyên nhân khiến dự án rơi vào cảnh bỏ trống căn hộ nhiều năm do vướng mắc trong việc mua nhà thương mại phục vụ tái định cư. Trong khi đó, chủ đầu tư "mắc kẹt" không thể bán nhà thương mại ra thị trường, rơi vào cảnh điêu đứng khi bỏ vốn lớn xây dựng nhưng không có tiền thanh toán cho nhà thầu. Ảnh: Đình Phong.

Cận cảnh khu hàng trăm căn hộ được 'đặt hàng' làm nhà tái định cư bỏ hoang giữa lúc dân 'khát' nhà ở

Về vấn đề này, Theo Sở Xây dựng, Hà Nội có 14 dự án xây dựng nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt hàng. Bốn dự án đã hoàn thành, đủ điều kiện đưa vào sử dụng và đã ký hợp đồng đặt mua nhà với các chủ đầu tư. Số tiền dự kiến cần để mua lại quỹ nhà ở tại 4 trong số 14 dự án này lên đến 2.892 tỷ đồng. Ảnh: Đình Phong.

Cận cảnh khu hàng trăm căn hộ được 'đặt hàng' làm nhà tái định cư bỏ hoang giữa lúc dân 'khát' nhà ở

Tuy nhiên, theo Sở Xây dựng Hà Nội, việc mua nhà thương mại phục vụ tái định cư đang gặp khó khăn, chủ trương đặt hàng mua nhà ở thương mại để tạo lập quỹ nhà ở tái định cư của thành phố chưa đề cập phương án, cách thức thu hồi tiền từ việc bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (bán nhà ở cho các trường hợp tái định cư) về ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Ảnh: Đình Phong.

Cận cảnh khu hàng trăm căn hộ được 'đặt hàng' làm nhà tái định cư bỏ hoang giữa lúc dân 'khát' nhà ở

Trong khi đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư (nay là Sở Tài Chính) Hà Nội cho biết, sở này đã đề xuất bố trí vốn mua nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo hướng quay vòng vốn. Dự kiến, phương án bố trí khoảng 3.000 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021-2025 (phân bổ nguồn vốn qua Quỹ Phát triển đất ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển thành phố) để mua nhà ở thương mại phục vụ tái định cư. Tuy nhiên, vướng mắc ở chỗ, Quỹ Phát triển đất ủy thác hiện không có nhiệm vụ mua nhà ở thương mại phục vụ tái định cư. Ảnh: Đình Phong.

Cận cảnh khu hàng trăm căn hộ được 'đặt hàng' làm nhà tái định cư bỏ hoang giữa lúc dân 'khát' nhà ở

Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị UBND thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ bổ sung cho Quỹ phát triển đất ủy thác, quy định cụ thể trình tự, thủ tục, giải ngân, thanh toán, quyết toán vốn đối ứng từ Quỹ phát triển đất ủy thác đối với nhiệm vụ mua nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo quy định. Đồng thời, Sở Tài chính cũng đề nghị UBND thành phố Hà Nội bố trí vốn cho Quỹ đầu tư phát triển thành phố để thực hiện mua nhà ở thương mại phục vụ tái định cư. Ảnh: Đình Phong.

Cận cảnh khu hàng trăm căn hộ được 'đặt hàng' làm nhà tái định cư bỏ hoang giữa lúc dân 'khát' nhà ở

Sở này cũng cho biết, Hà Nội chủ trương dừng thực hiện thí điểm cơ chế đặt hàng xây dựng nhà ở thương mại để tạo lập quỹ nhà ở tái định cư trên địa bàn thành phố theo ý kiến chấp thuận của Thường trực Chính phủ và sự thống nhất của Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội. Theo đó, Hà Nội chỉ xem xét phương án mua lại nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt hàng xây dựng nhà ở thương mại đối với các dự án đã ký hợp đồng đặt mua trước ngày 9/6/2023. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.

Cận cảnh khu hàng trăm căn hộ được 'đặt hàng' làm nhà tái định cư bỏ hoang giữa lúc dân 'khát' nhà ở

Trong khi đó, các chủ đầu tư kiến nghị, nếu có vướng mắc trong giải quyết, đề nghị TP Hà Nội chấp thuận cho các chủ đầu tư thực hiện bán ra thị trường quỹ nhà nêu trên theo hợp đồng hai bên đã ký, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư. Ảnh: Đình Phong.