Một trong tứ giác động lực của vùng Đất Chín Rồng
Theo quy hoạch tổng thể đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, ĐBSCL được chủ trương qui hoạch thành vùng kinh tế trọng điểm, hạ tầng giao thông dần hoàn thiện và đồng bộ, du lịch phát triển.... cùng với Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang, Cà Mau được xác định là một trong "tứ giác động lực", đóng vai trò đầu tàu kinh tế của toàn vùng.
Những năm gần đây, kinh tế Cà Mau phát triển sôi động, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tăng trưởng chung của ĐBSCL. Nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân gần 7%, tương đương bình quân chung cả nước. Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2020 ước đạt gần 51 triệu đồng/người, tăng gần 1,3 lần so với năm 2015.
Cà Mau đang trở thành thỏi nam châm thu hút nguồn vốn đầu tư, trong đó có nguồn vốn bất động sản.
Chuyên gia kinh tế Đỗ Thiên Anh Tuấn phân tích, "Triển vọng tương lai từ năm 2021 đến 2030, khi các dự án hạ tầng quy mô lớn, đặc biệt là hạ tầng giao thông đi vào hoạt động sẽ là lực hút lớn cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Cà Mau trong phát triển bất động sản nói riêng".
Làn gió mới từ mô hình đô thị sinh thái
Cũng theo ông Tuấn, thị trường đang tồn tại song song một lực đẩy và một lực kéo để thu hút dòng vốn bất động sản về với khu vực Tây Nam Bộ. Lực đẩy xuất phát từ TP HCM và các tỉnh thành lân cận, nơi thị trường bất động sản đã vào giai đoạn bão hòa ở một vài khía cạnh.
Các chủ đầu tư khó tìm kiếm quỹ đất đủ rộng để kiến tạo những khu đô thị quy hoạch đồng bộ với giá thành cạnh tranh. Họ buộc phải mở rộng khu vực đầu tư để tìm cơ hội ở những thị trường lực kéo chính là sức hút từ các tỉnh, đến từ việc kinh tế tăng trưởng sôi động, môi trường kinh doanh minh bạch, chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và cải thiện mạng lưới giao thông kết nối.
BĐS Cà Mau chuyển mình mạnh mẽ với các đại đô thị được đầu tư qui mô và đồng bộ
Tuy nhiên, ông khẳng định, một khu đô thị bền vững không chỉ bao gồm sản phẩm để ở mà còn phải đi kèm với hệ sinh thái đồng bộ từ giáo dục, y tế, việc làm…
"Một yếu tố nữa chúng ta cũng không thể không nói đến là văn hóa. Khi nói đến miền Tây, chúng ta thường nói sông nước, chan hòa với thiên nhiên. Do vậy, khi qui hoạch kiến trúc đô thị, nhà đầu tư phải quan tâm đến yếu tố này", ông Tuấn phân tích.
Nhiều chuyên gia cũng đồng tình rằng, mô hình đô thị sinh thái đặc biệt thích hợp với môi trường sống tại Cà Mau.
Happy Home Cà Mau được đánh giá là nơi an cư lý tưởng của tầng lớp cư dân tinh hoa của tỉnh trong tương lai
Tọa lạc tại cửa ngõ Đông Bắc của thành phố, Happy Home Cà Mau là một trong những điển hình khu đô thị sinh thái đặc trưng sông nước của vùng đất Cửu Long. Dự án nổi bật hoàn toàn với khu dân cư hiện hữu, quy hoạch đồng bộ, kiến trúc hiện đại, thảm xanh trải dài chan hòa sông nước. Đại đô thị Happy Home có quy mô 194 ha với điểm nhấn là hồ cảnh quan cực đại rộng đến 12ha và hơn 60% là diện tích mảng xanh và không gian công cộng, dự kiến là nơi an cư của 13.000 cư dân tinh hoa trong tương lai.
Bên trong khu đô thị còn sở hữu những tiện ích hiếm dự án nào trong khu vực có được như trường học, trung tâm thương mại…
Nếu tạo ra hệ thống đô thị gắn với công ăn việc làm và tiện ích tốt, đủ hấp dẫn thì những dự án bất động sản với qui mô đầu tư lớn như Happy Home Cà Mau còn có thể làm đảo chiều làn sóng xuất cư đến các thành phố lớn của người dân các tỉnh miền Tây nói chung và Cà Mau nói riêng.
Các thông tin về dự án liên hệ:
Hotline: 094 343 0088
Website: https://daidothihappyhomecamau.vn/