Bứt phá với hạ tầng tỷ USD, khu Tây Hà Nội xuất hiện loạt đại đô thị sinh thái đón đầu làn sóng di cư của giới nhà giàu

Xu hướng dịch chuyển những năm vừa qua đã thúc đẩy diện mạo đô thị vùng đất phía Tây Hà Nội vốn yên bình, hoang sơ thay đổi chóng mặt. Cơ sở hạ tầng được xây dựng, phát triển đồng bộ. Sau những đại đô thị nhà ở, khu Tây bắt đầu xuất hiện những siêu đô thị sinh thái quy mô lên đến hàng trăm ha.

Nếu như năm 2019-2020 thị trường bất động sản Hà Nội sôi động với những đại đô thị sinh thái như Vinhome Ocean Park, Ecopark ở khu vực phía Đông thì giai đoạn nửa cuối năm 2020-2021 thị trường BĐS Hà Nội sẽ có cuộc chuyển hướng ngoạn mục sang khu vực phía Tây với những đại đô thị sinh thái quy mô lớn chưa từng có.

Theo đánh giá của giới chuyên gia sự chuyển hướng của thị trường sang khu vực phía Tây được hậu thuẫn mạnh mẽ từ sự đột phá trong phát triển hạ tầng của khu vực phía Tây thủ đô trong vòng 2 năm trở lại đây với hàng loạt tuyến giao thông quan trọng được xây dựng, cùng với đó là hai huyện Hoài Đức, Đan Phượng chuẩn bị lên quận 2020-2025.

Bứt phá với hạ tầng tỷ USD, khu Tây Hà Nội xuất hiện loạt đại đô thị sinh thái đón đầu làn sóng di cư của giới nhà giàu - Ảnh 1.

Nếu xét về tốc độ phát triển, khu vực phía Tây hiện đang đứng bậc nhất Hà Nội. Trong vòng 10 năm trở lại đây, khu vực này được chú trọng đầu tư mạnh về hạ tầng, từng bước thay đổi và khẳng định vị thế trung tâm mới của Thủ đô. 

Các dự án hạ tầng giao thông lớn đã hình thành, góp phần nâng tầm và kết nối khu vực Tây Hà Nội với trung tâm Thành phố có thể kể đến như: Đại Lộ Thăng Long, đường 32, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, trục đường hướng tâm Tố Hữu – Lê Văn Lương cùng xe bus nhanh BRT...

Bứt phá với hạ tầng tỷ USD, khu Tây Hà Nội xuất hiện loạt đại đô thị sinh thái đón đầu làn sóng di cư của giới nhà giàu - Ảnh 2.

Hạ tầng khu vực phía Tây liên tục bứt phá.

Cùng với đó, Hà Nội cũng đang đẩy nhanh tiến độ hàng loạt trục giao thông quan trọng huyết mạch quan trọng kết nối toàn bộ khu vực phía Tây với trung tâm thành phố và các tỉnh thành xung quanh như đường tuyến vành đai 2,5 và 3,5 đang được thúc đẩy xây dựng.

Đặc biệt, trục Hồ Tây - Ba Vì có chiều dài khoảng 25km có điểm đầu từ ngã ba đường Hoàng Quốc Việt với đường Phạm Văn Đồng, điểm cuối là ngã ba Quốc lộ 32 với đường Văn Tiến Dũng đang được đẩy nhanh xây dựng. Khi hoàn thiện, tuyến đường này sẽ giúp khoảng cách di chuyển từ Ba Vì lên Tây Hồ Tây chỉ còn một nửa thay vì 1,5 tiếng như hiện nay, thúc đẩy thị trường BĐS ven đô khu vực Hoài Đức, Đan Phượng, Phú Thọ, Sơn Tây, Ba Vì phát triển.

Mới đây nhất, một trong những thông tin hạ tầng quan trọng khiến thị trường BĐS phía Tây thời gian gần đây tiếp tục sôi động là việc Hà Nội đã thông qua chủ trương triển tuyến đường sắt số 5 (Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc). Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến 65.404 tỷ đồng, chiều dài toàn tuyến là 38,43km, hoàn thành vào năm 2025. 

Theo đánh giá của giới chuyên gia, khi tuyến đường sắt này chính thức đi vào hoạt động sẽ tạo diện mạo hoàn toàn mới, kết nối khu công nghệ cao Hòa lạc, toàn bộ trục phía Tây với khu vực trung tâm Hà Nội, tạo động lực phát triển thị toàn bộ thị trường BĐS khu vực phía Tây trải dài trên các quận Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai…

Bứt phá với hạ tầng tỷ USD, khu Tây Hà Nội xuất hiện loạt đại đô thị sinh thái đón đầu làn sóng di cư của giới nhà giàu - Ảnh 3.

Quan sát thực tế cho thấy, với sự phát triển vượt bậc của hạ tầng khu vực phía tây đã tạo nên cực tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường BĐS nơi đây so với 3 cực Nam, Đông, Bắc còn lại.

Cách đây gần 10 năm những đại dự án quy mô lớn đã hình thành dọc trục trung tâm đường Láng – Hòa Lạc, quốc lộ 32. Có thể kể đến như Khu đô thị Nam An Khánh, Geleximco, khu đô thị Splendora, Kim Chung Di Trạch, Khu đô thị Lideco…Sau một thời gian dài trầm lắng, hiện nay khi cơ sở hạ tầng đồng bộ, một lượng dân cư lớn đổ về khu vực này sinh sống, tạo nên một diện mạo đô thị mới sầm uất.

Thị trường khu vực phía Tây cũng đón sự góp mặt của những khu đô thị mới đang được xây dựng hay giai đoạn 2 của các khu đô thị hiện hữu. Cụ thể như Vinhomes Smart City quy mô hơn 280ha đã được xây dựng hạ tầng hoàn thiện, giai đoạn 2 của dự án Splendora với diện tích lên đến 100 ha cũng đang được Phú Long rục rịch khởi công cuối năm nay.

Cùng với những khu đô thị nhà ở, xuôi xuống khu vực phía Tây với cảnh quan đẹp, hấp dẫn cùng hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ xuất hiện thêm những đại đô thị sinh thái quy mô lớn đang lên kế hoạch triển khai đón đầu làn sóng di cư của giới nhà giàu Hà Nội.

Tại Phúc Thọ, khu đô thị sinh thái Sunshine Heritage Resort với quy mô lên đến hơn 200ha của Tập đoàn Sunshine Group dự kiến ra mắt thị trường vào cuối năm 2020. Dự án được được bao bọc bởi 11km mặt nước, là điểm giao hòa giữa sông Hồng và sông Đáy tại Hà Nội. Đây là đại đô thị là quần thể biệt thự sinh thái thông minh Resort 4.0 tiên phong tại Việt Nam.

Bứt phá với hạ tầng tỷ USD, khu Tây Hà Nội xuất hiện loạt đại đô thị sinh thái đón đầu làn sóng di cư của giới nhà giàu - Ảnh 4.

Khu Tây bắt đầu xuất hiện những siêu đô thị sinh thái quy mô lên đến hàng trăm ha.

Ngoài ra, có thể kể đến 2 siêu đô thị quy mô gần 500 ha tại huyện thạch thất hay Vinhomes Wonder Park (133 ha tại Đan Phượng) đang được Vingroup lên triển khai. Trong tương lai, Xuân Mai Smart City (3.072 ha tại chương Mỹ) của Tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng dự kiến ra mắt thị trường trong vòng 3 năm tới.

Cũng được hưởng lợi từ hệ thống hạ tầng phía Tây thủ đô, hiện nay khu vực Xuân Mai, Lương Sơn (Hòa Bình) cũng đang đón nhiều ông lớn BĐS về nghiên cứu, xin chủ trương đầu tư loạt khu đô thị nhà ở sinh thái.

Đánh giá về thị trường BĐS khu vực phía Tây Hà Nội liên tục sôi động trong thời gian vừa qua Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên