Trong đó, một số dự án giao thông quy mô lớn kết nối với Vành đai 3 đi qua TPThủ Đức như: xây dựng cầu Nhơn Trạch, cầu Cát Lái, hầm chui 3 tầng Nguyễn Thị Định, hầm chui Mỹ Thủy (giai đoạn 2) và mở rộng các tuyến đường kết nối với khu đô thịCát Lái (Quận 2 trước đây),…phải ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ nay đến năm 2023.
Đặc biệt, lãnh đạo TP.HCM còn chỉ đạo các bên liên quan nhanh chóng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm và các khu dân cư phía Đông, tạo tiền đề quan trọng trong kêu gọi thu hút đầu tư tại TPThủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung. Theo ông Mãi, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2040 đã chỉ rõ, trong tương lai không xa, TPThủ Đức sẽ là nơi thu hút gần 30.000 người lao động, chuyên gia về làm việc và sinh sống. Do vậy, các kế hoạch phát triển giao thông và chỗ ở phải đi trước một bước.
Hiện TP.HCM cùng các địa phương đang triển khai thực hiện nhiều dự án đường cao tốc, tuyến đường kết nối các tỉnhnhằm kết nối hiệu quả chuỗi cung ứng hàng hóa giữa TP.HCM với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đặc biệt, TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai đang tích cực triển khai thủ tục thực hiện dự án đường Vành đai 3. Giai đoạn 1 dự kiến khởi công trong năm 2022 và sẽ triển khai trước tuyến đường dài hơn 76 km, 4 làn xe cao tốc. Đoạn qua TP Thủ Đức sẽ xây cầu nối Nhơn Trạch, cách vị trí xây cầu Cát Lái 5km.
Theo ông Trần Đình Thiên (nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam), dự án Vành đai 3 đặt cách tiếp cận không phải chỉ cho TP.HCM mà cho cả vùng Đông Nam Bộ. Cả vùng này tốc độ tăng trưởng giảm, chậm là vì giao thông. Do vậy, phải đẩy nhanh tiến độ và tập trung ưu tiên những tuyến liền mạch với nhau, chú ý đến hiệu ứng, tạo không gian phát triển đô thị cho cả vùng, tối ưu hóa phát triển.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch (Thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ) cũng cho rằng, việc triển khai dự án Vành đai 3 là cơ hội để vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ phát triển đúng tầm, giải quyết được điểm nghẽn lớn nhất về kinh tế vùng khi hạ tầng giao thông được kết nối. Việc tắc nghẽn giao thông đã làm ảnh hưởng rất lớn trên tất cả lĩnh vực, doanh nghiệp trên địa bàn chịu chi phí logistics rất lớn. Do vậy, đầu tư dự án hạ tầng cũng là bước đột phá giúp các doanh nghiệp tăng cạnh tranh.
Tại khu Đông TP.HCM, một trong những dự án giao thông kỳ vọng sẽ tạo đột phá về kết nối giữa TP.HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ, đặc biệt là vùng đô thị Cát Lái chính là cầu Cát Lái. Theo quy hoạch bổ sung của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2017, cầu Cát Lái có điểm đầu tại P.Cát Lái - Thạnh Mỹ Lợi, Q.2 (nay là TP.Thủ Đức)và điểm cuối cách bến phà hiện hữu khoảng 1km, thuộc xã Phú Hữu, Nhơn Trạch (Đồng Nai).
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cũng xây dựng phương án kết nối từ cảng Cát Lái đến đường Vành đai 2. Dự án có chiều dài 1.552 km với 4 làn xe, chia hai giai đoạn, đã được quy hoạch vào hệ thống đường hiện hữu của các khu dân cư ở phía Bắc cảng Cát Lái.
Ngoài ra, để giải tỏa áp lực về giao thông cho khu vực này, TP.HCM sẽ triển khai nhiều dự án hạ tầng xung quanh cảng Cát Lái như mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Định, Đồng Văn Cống, Võ Chí Công; tiếp tục triển khai giai đoạn hai của nút giao Mỹ Thủy, trong đó xây cầu vượt cho xe từ cảng Cát Lái rẽ trái đi cầu Phú Mỹ và xây cầu Kỳ Hà 4 cho xe từ cầu Phú Mỹ rẽ phải về cảng Cát Lái.
Theo TS Trần Du Lịch, kết nối giao thông là vấn đề "cốt lõi" để kinh tế vùng "tứ giác": TP.HCM- Bình Dương- Đồng Nai- Bà Rịa Vũng Tàu phát triển, do đó những dự án giao thông trọng điểm như Vành đai 3, Vành đai 4, hay cầu Cát Lái có ý nghĩa rất lớn trong thời gian tới cho khu vực này. Lợi thế giao thông liên kết vùng được ví như đòn bẩy "vạn năng" liên tục tạo các đợt "sóng" tăng giá bất động sản, khiến các nhà đầu tư lẫn người mua ở thực không thể đứng ngoài cuộc.
Chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển cho biết, trong nhiều năm qua, bất kỳ địa phương nào có thông tin quy hoạch hạ tầng cũng kéo theo hiệu ứng tăng giá đất và đôi khi tạo sóng.TP Thủ Đức cũng không ngoại lệ, giá đất tại một số tuyến đường ở TP Thủ Đức tăng rất mạnhvà nhiều nơi thiết lập mặt bằng giá mới.
Cát Lái vẫn còn dư địa tăng trưởng nên thu hút nhiều chủ đầu tư, nhà phát triển về triển khai các khu đô thị tầm cỡ, được quy hoạch bài bản.
Đơn cử, khu đảo Kim Cương (Quận 2 trước đây) đã không còn nhiều quỹ đất sau một thời kỳ tăng trưởng nóng, giá bất động sản nơi đây đã tăng trần lên đến 131%, dao động từ 72 - 125 triệu/m2; khu Thủ Thiêm chạm ngưỡng 176 - 210 triệu đồng/m2,…Trước dư địa tăng trưởng không còn hấp dẫn của khu vực liền kề trung tâm hành chính TP Thủ Đức, các nhà đầu tư tìm về các "vùng trũng" của thị trường bởi tiềm năng tăng trưởng tốt, lại đón nhận lực đẩy hạ tầng mạnh mẽ như Cát Lái và các khu vực lân cận.
Thực tế, trong nhiều năm gần đây, các chủ đầu tư, nhà phát triển dự án lớn đã rót vốn ồ ạt vào khu vực Cát Lái như Novaland, Kiến Á, CapitaLand, SCC, Khang Điền, Hà Đô... Những khu đô thị tầm cỡ đã được triển khai, trong đó có khu đô thị Cát Lái hơn 152ha, khu đô thị kiểu mẫu PhoDong Village 41ha,... Trong dự thảo kế hoạch sử dụng đất tới đây, khu dịch vụ cảng và dân cư Cát Lái 62,2ha cũng sẽ hình thành. Nhiều chuyên gia đánh giá, Cát Lái vẫn vẫn còn là "vùng trũng" của thị trường bởi mức giá thấp hơn, dao động chỉ từ 60 - 70 triệu đồng tương đương 1/3 - 1/2 khu vực Thủ Thiêm, An Phú, An Khánh, Thảo Điền,...
Mới đây, khu vực Cát Lái cũng xuất hiện nguồn cung mới với dự án Salto Residence nằm trong Khu đô thị PhoDong Village do SCC làm chủ đầu tư. Đây là dự án phức hợp thương mại, văn phòng và căn hộ cao cấp hiếm hoi ra mắt giữa bối cảnh khan hiếm dự án tại thị trường khu Đông TP.HCM nói chung và khu vực Cát Lái nói riêng. Được biết, dự án đang được DKRA Vietnam - Tổng đại lý tiếp thị và phân phối - giới thiệu ra thị trường với mức giá chỉ từ 59 triệu đồng/m2 với chính sách thanh toán chỉ 25% cho đến khi nhận thông báo bàn giao căn hộ.
Dự báo về thị trường này, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman