Theo đó, báo cáo của đơn vị này chỉ rõ, thị trường BĐS nghỉ dưỡng trong quý 2 hoạt động khá trầm lắng. Ngay cả những thị trường BĐS nghỉ dưỡng được xem là sôi động bậc nhất cả nước như Bình Thuận cũng bước vào giao dịch khan hiếm nguồn cung mới, cùng với đó lượng giao dịch khiêm tốn do những tác động từ dịch bệnh Covid-19.
Cụ thể, trong quý 2 nguồn cung cả căn hộ condotel, biệt thự ven biển tiếp tục khan hiếm, một số sản phẩm được mở bán ra thị trường chủ yếu đến từ các dự án có sẵn từ trước đó...Sức cầu của thị trường trong quý 2 cũng ở mức rất thấp. Ngay cả những khu vực dẫn đầu về tiêu thị như Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Quốc...có tình hình bán hàng ở mức rất thấp, nhiều dự án không phát sinh giao dịch.
Tuy nhiên theo đánh giá của DKRA Việt Nam, trong quý 3 khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được cải thiện cùng với khung pháp lý của bất động sản nghỉ dưỡng đang được cải thiện sẽ là lực đẩy cho thị trường BĐS nghỉ dưỡng hồi phục mạnh mẽ, đặc biệt là khu vực Bình Thuận.
Quan sát thực tế cho thế, tại Bình Thuận thời gian qua hàng loạt công trình giao thông trọng điểm đang được Chính phủ thúc đẩy tiến độ, khu vực biển Kê Gà - Tân Thành (Hàm Thuận Nam) với vị trí đắc địa ngay tại cửa ngõ phía Nam Bình Thuận một lần nữa đón đầu cơ hội vươn lên thành "thủ đô resort mới" của Việt Nam.
Về vị trí, có thể nói Kê Gà nắm giữ vị thế chiến lược thuận lợi khi nằm ngay cửa ngõ phía Nam Bình Thuận, cách hai thị trường du lịch lớn bậc nhất cả nước gồm TP.HCM 160km, Vũng Tàu 80km. Thực tế, sau khi gỡ bỏ quy hoạch cảng biển nước sâu Kê Gà, rất nhiều dự án du lịch tại đây bắt đầu "hồi sinh", đồng thời các tên tuổi lớn trên thị trường địa ốc cũng chen chân về đây đón hiệu ứng tích cực từ các công trình giao thông trọng điểm.
Về hạ tầng, lực đẩy lớn nhất được kỳ vọng tạo sức bật cho thị trường du lịch nghỉ dưỡng Kê Gà chính là sân bay quốc tế Long Thành và cao tốc Dầy Giây – Phan Thiết, 2 công trình trọng điểm đón lượng khách quốc tế cũng như trong nước. Sân bay Long Thành dự kiến đi vào vận hành chính thức giai đoạn 1 vào năm 2025 cùng với cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đi vào hoạt động, thời gian di chuyển đến "thủ phủ du lịch mới của Bình Thuận" sẽ được rút ngắn, chỉ mất khoảng 2 giờ.
Ngoài những công trình giao thông liên kết vùng nêu trên, khu đô thị biển Kê Gà cũng đang được hưởng lợi trực tiếp từ một loạt các dự án hạ tầng trọng điểm trên địa bàn như: xây mới tuyến đường Hàm Kiệm - Tiến Thành nối cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây với đường ĐT.719B ven biển tổng vốn đầu tư hơn 460 tỷ đồng; làm mới đường ĐT.719B gần 1.000 tỷ đồng và nâng cấp, mở rộng 32km đường ĐT.719 hiện hữu khoảng 600 tỷ đồng.
Ngoài các tuyến đường nêu trên còn có ba tuyến đường khác hiện hữu kết nối về Kê Gà là đường Hàm Minh - Thuận Quý, đường Tà Cú - Tân Thuận và đường từ ngã ba 46 kết nối Hàm Tân - La Gi. Cả ba tuyến đường đều có điểm đầu là Quốc lộ 1 cùng với các tuyến đường mới được kỳ vọng sẽ là đòn bẩy đưa vùng đất Kê Gà trở thành điểm đến trong tương lai gần.
Tính đến nay, toàn huyện Hàm Thuận Nam có 78 dự án, đặc biệt những dự án quy mô lớn tập trung chủ yếu tại Kê Gà. Việc đúc thúc cải thiện chất lượng hạ tầng từ phía chính quyền đã dẫn đường cho dòng vốn đầu tư chảy về nơi đây ngày càng mạnh. Tín hiệu này cho thấy, triển vọng Kê Gà vươn lên thành "thủ đô resort mới" đúng nghĩa không còn xa.
Quan sát cho thấy, các trục đường chính nối cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Quốc lộ 1 xuống biển sẽ tạo ra sức hút phát triển du lịch, chuỗi đô thị ven biển ở đây, đặc biệt là khu vực Kê Gà - Tân Thành (Hàm Thuận Nam). Thực tế, khu vực này cũng đang chứng kiến sự xuất hiện nhiều mô hình mới như: mô hình đô thị du lịch biển, nghỉ dưỡng phức hợp (integrated resort), aparthotel, shoptel.,,,
Giới chuyên gia đánh giá, với mức tăng trưởng du lịch ấn tượng từ 15-20%/năm, có quỹ đất sạch hướng biển để phát triển các sản phẩm du lịch đột phá, hạ tầng du lịch quy mô lớn, mặt bằng giá BĐS còn khá mềm...., Bình Thuận sẽ là vùng trũng đầu tư theo sau các thị trường truyền thống như Đà Nẵng, Cam Ranh hay Phú Quốc.