Với việc chứng khoán diễn biến khó lường, lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp nhất trong 10 năm qua, giá vàng trong nước cao hơn thế giới… bất động sản (BĐS) đang được đánh giá là kênh đầu tư an toàn nhất và là nơi "trú ẩn" của dòng tiền trong kỳ "ngủ đông" ngắn vừa qua. Nhiều chuyên gia nhận định, với BĐS, khi kinh tế phục hồi nó sẽ bật trở lại rất nhanh, đặc biệt là những khu vực ít chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng, đã có quy hoạch, hạ tầng đồng bộ. Mà thị trường được để ý ngay tại thời điểm kinh tế vực dậy, không thể không kể đến thành phố Huế.
Theo đó, có 3 lý do được giới đầu tư chọn lựa Huế là điểm đến sau dịch. Thứ nhất, đây là thị trường thay thế hoàn hảo. Trong khi thị trường cả nước vẫn ảm đạm, trầm lắng, Huế như "cơn lốc" dịch chuyển của các nhà đầu tư, được xem là địa bàn ưu tiên, được thúc đẩy mạnh mẽ. Chỉ 14% số sản phẩm cả nước được giao dịch, riêng Huế chiếm 30% trong số đó. Sự tăng trưởng này có thể xuất phát từ dấu hiệu BĐS công nghiệp phát triển nóng, các tập đoàn đa quốc gia đề xuất điểm đến tại Huế thay cho thị trường khác nhằm giảm áp lực rào cản thuế quan, nhân công rẻ, địa lý thuận lợi nối liền Bắc - Nam, quy hoạch đồng bộ, nhiều chính sách hỗ trợ và Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
Thứ hai, BĐS Huế xanh và an toàn. Hai năm qua, giới đầu tư chứng kiến các dự án ma, thiếu giấy phép, công ty bất động sản "lừa đảo" tràn lan khiến người người lao đao. Tuy nhiên, Huế ngoại trừ một dự án được thanh lọc năm ngoái, thì đây được xem là thị trường xanh bởi các cấp quản lý theo rất sát dự án. Trên thực tế, giá BĐS tại Huế cơ bản vẫn thấp hơn các thành phố phát triển cùng khu vực, cộng với yếu tố an toàn, khả năng sinh lời cao (tăng giá và cho thuê tốt), các nhà đầu tư chuyên nghiệp đã sớm tạo sóng đầu tư vào thành phố này, đặc biệt là từ kiều bào hồi hương trong thời gian qua.
Nhiều công tác quản lý thúc đẩy tiến độ các dự án mang lại lợi thế cho BĐS Huế
Thứ ba, tăng trưởng – minh bạch – ổn định. Với mục tiêu 2025 trở thành thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan quản lý tại Huế đang cho thấy sự minh bạch trong công tác, các hành lang pháp lý được nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện. Đề án mở rộng TP. Huế gấp 5 lần hiện tại được phê duyệt đã thu hút khối lượng lớn vốn đầu tư FDI... Tất cả những điều này đang mang đến một cơ hội phát triển mới cho thị trường BĐS Huế. Khi BĐS công nghiệp tăng cao, BĐS nhà ở cũng tăng theo tỷ lệ thuận, mang đến cơ hội lớn cho người đầu tư.
Phân khúc tâm điểm sau mùa dịch
Dù đã xác định BĐS là kênh đầu tư tốt nhất hiện tại, xong giới đầu tư vẫn phân vân giữa các phân khúc đầu tư tại Huế. Bởi Huế là thành phố du lịch, vì vậy tất cả các loại hình BĐS tại đây đều được đầu tư phát triển, việc chọn phân khúc nào không phải là dễ dàng.
Ông Minh Sơn, đại lý phân phối dự án Khu TTTM – Căn hộ Phú Mỹ An Tower (đường Tố Hữu, TP. Huế) cho biết: "Du lịch và Hàng không Việt Nam có lẽ là ngành thiệt hại lớn nhất tại Việt Nam, kéo theo sự chững lại thấy rõ của BĐS nghỉ dưỡng, các dự án phân lô bán nền thì dễ gặp vấn đề pháp lý, đầu tư lúc này có thể nói là "một tiền gà, ba tiền thóc". Mặc dù vậy, trong "nguy" thường vẫn có "cơ", nhu cầu nhà ở mới của các gia đình trẻ tại Huế có xu hướng tăng mạnh, đầu tư nhà ở thực lúc này mang lại hiệu quả đầu tư cao. Đặc biệt là nhà ở đô thị là lựa chọn sáng giá."
Phú Mỹ An Tower trở thành điểm sáng đầu tư
Các nhà đầu tư cũng cho rằng, Covid-19 đã thay đổi khẩu vị của người mua nhà. Ngoài yếu tố vị trí, tiện ích, người mua có xu hướng chú trọng đến những dự án có môi trường sống tiện nghi và an toàn, chú trọng đến các dự án xanh, đầy đủ tiện ích trong đô thị khép kín "all-in-one" nhằm đảm bảo không gian sống tốt cho sức khỏe gia đình.
Tuy nhiên, nguồn cung phân khúc này tại Huế hiện tại không quá nhiều, nằm tại khu vực quy hoạch đồng bộ lại càng khan hiếm, chỉ có thể điểm danh được The Manor Crown Huế, Phú Mỹ An Tower.
Yếu tố khan hiếm này cộng với công tác chống dịch tốt, thu hút FDI cao, Huế phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương, tạo thành tiền đề để BĐS Huế trở thành điểm rơi đầu tư có lợi cho người quan tâm.