Bất ngờ với cách "chốt deal" bất động sản của những nhà đầu tư U60

Công nghệ đang giúp con người tiết kiệm được chi phí, công sức, thời gian…để làm việc hiệu quả hơn. Đó là một thực tế diễn ra trên thị trường BĐS hiện nay.

Câu chuyện thực tế về một người bán BĐS tên Nguyễn Văn N, sinh năm 1962 (quê Long An) đăng tin bán đất nền lên ứng dụng công nghệ về bất động sản và chốt giao dịch thành công trong vòng 4 ngày là một minh chứng cho thấy công nghệ đang ảnh hưởng rõ nét đến hoạt động mua bán BĐS hiện nay.

Được biết, người mua BĐS là một môi giới quận 12 (có nhu cầu tìm mua đất cho khách hàng của mình). Chỉ sau 2 ngày người bán đăng tin thì có kết nối diễn ra giữa người bán và môi giới trên ứng dụng. 2 bên đã tiến hành đi xem đất và đặt cọc tại Long An. Như vậy, tính cả thời gian đăng tin và giao dịch diễn ra trong vòng 4 ngày.

Nam môi giới BĐS Q.12 – người đã tìm được nguồn hàng phù hợp trên ứng dụng House Map cho khách của mình chia sẻ, khi sử dụng ứng dụng công nghệ quả thực kết nối nhanh hơn, giảm được chi phí, thời gian, gặp gỡ được những nguồn hàng không quen biết trước đó nhưng dễ dàng kết nối được với nhau. "Không ngờ trong vòng 2 ngày tôi đã chốt được deal", môi giới này bộc bạch.

Có thể thấy ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bất động sản đang là công cụ giúp môi giới kết nối cơ hội kinh doanh trực tiếp. Những ứng dụng này kết nối những nhà môi giới chưa từng quen biết nhau vẫn có đủ cơ sở tin cậy để cùng làm việc, trao đổi, chia sẻ nguồn hàng và khách hàng. Từ đó, các bên tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí. Đáng nói, với ứng dụng công nghệ này dù là người lớn tuổi vẫn sử dụng dễ dàng. Minh chứng là những nhà đầu tư U60 đã chốt deal thành công chỉ sau 2 ngày đăng tin.

Bất ngờ với cách chốt deal bất động sản của những nhà đầu tư U60 - Ảnh 1.

Công nghệ đang giúp con người tiết kiệm được chi phí, công sức, thời gian…để làm việc hiệu quả hơn

Trong cuộc phỏng vấn mới đây, ông Phạm Lâm, một trong những người sáng lập hệ sinh thái Houze chia sẻ, ứng dụng công nghệ nhằm kết nối những nhà môi giới chưa từng quen biết nhau vẫn có đủ cơ sở tin cậy để cùng làm việc, trao đổi, chia sẻ nguồn hàng và khách hàng. Từ đó, họ tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho hoạt động nghiệp vụ BĐS. Đồng thời, mở rộng cơ hội kinh doanh, gia tăng thu nhập bền vững, góp phần thúc đẩy tính minh bạch của thị trường BĐS.

Theo ông Lâm, hiện nay môi giới BĐS có 2 vấn đề: Có khách hàng hàng nhưng không có sản phẩm hoặc có sản phẩm nhưng không có khách hàng. Hàng ngàn môi giới hiện nay không biết tìm nhau như thế nào để trao đổi nguồn hàng, nguồn khách. Theo đó, những nền tảng thông minh về BĐS sẽ là nơi để xây dựng cộng đồng môi giới, có sản phẩm, có nhu cầu về BĐS đưa lên ứng dụng và các môi giới tự động liên kết với nhau. Giả sử, một một môi giới có khách hàng có nhu cầu mua nhà Q.2 với giá 3 tỉ, gần đúng với nhu cầu của một môi giới đang bán nhà 3.1 tỉ trên ứng dụng thì hệ thống sẽ tự động kết nối 2 nhu cầu này. Như vậy, với ứng dụng này, môi giới tự liên kết lại với nhau rồi làm việc.

"Nghĩa là công cụ này giúp 2 người có nhu cầu về BĐS cụ thể nào đó, gặp nhau sẽ có giao dịch. Kết nối sản phẩm cần bán đúng nhu cầu cần mua; nhắn tin trực tiếp trên ứng dụng không bị làm phiền; xây dựng thương hiệu cá nhân thông qua hồ sơ nhà môi giới tin cậy…", ông Lâm chia sẻ.

Quả thực, hiện nay là công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu của thị trường BĐS, nhất là trong giai đoạn kỷ nguyên số hóa như hiện tại.

Các chuyên gia khẳng định cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang là xu hướng trên toàn thế giới. Không đứng ngoài cuộc, ứng dụng công nghệ cũng trở thành xu hướng tất yếu trong ngành BĐS, từ việc đưa ra thông tin dự án trực quan tới việc kết nối người mua và người bán. Điều này giúp tăng cường khả năng minh bạch thông tin thị trường khi tất cả các thông tin của chủ đầu tư đều được công khai để khách hàng dễ dàng kiểm chứng, so sánh.

Những hệ lụy mà đại dịch Covid-19 gây ra cho nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng là điều chúng ta đã thấy rõ. Lượng giao dịch giảm mạnh, nhiều DN và nhiều sàn môi giới buộc phải đóng cửa hoặc tạm thời chấp nhận ngủ đông. Trong bối cảnh đó, để trụ lại, các DN BĐS buộc phải thay đổi phương thức tiếp cận khách hàng thông qua việc đưa các ứng dụng công nghệ, trực tuyến hóa việc tiếp cận khách hàng, tiếp thị sản phẩm.

Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, quản lý Phòng nghiên cứu thị trường và Tư vấn phát triển CBRE)Việt Nam cho rằng, nhìn ở mặt tích cực, công nghiệp 4.0 là xu hướng của toàn thế giới. Nó giúp cho thị trường BĐS nói riêng và các ngành khác nói chung được phát triển một cách đồng bộ hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để đón đầu xu hướng này, Nhà nước cần có những chính sách và hành lang pháp lý để DN và Nhà nước hợp tác chặt chẽ hơn với mục tiêu phát triển thị trường BĐS đồng bộ, minh bạch.

Theo bà Thanh, hiện việc áp dụng xu hướng công nghiệp 4.0 vẫn còn ở những bước đầu. Đơn cử như việc xây dựng đô thị thông minh là hướng nhìn về dài hạn, nhưng hiện mới đang giải quyết những vấn đề trong ngắn hạn. Đây là bài toán về lâu dài, đòi hỏi có nguồn lực lớn. Công nghệ không thay đổi được con người, nhưng con người cần đổi mới để thích nghi với sự phát triển của công nghệ. Thích ứng với xu thế mới, hiện hàng loạt DN BĐS lớn đang phát triển các App để bán hàng. Với việc sử dụng các App này, hoạt động bán hàng của các nhân viên kinh doanh truyền thống đang dần thu hẹp và được thay thế.

Còn theo ông Phạm Lâm, đây là thời khắc vàng để mọi người tiến về phía trước, định vị lại toàn bộ thị trường BĐS một cách chuyên nghiệp trên nền tảng công nghệ. Công nghệ chắc chắn sẽ làm thay đổi toàn bộ đời sống và ngành nghề trong tương lai. Với người mua, công nghệ sẽ giúp họ nhiều cách tiếp cận thông tin, lựa chọn BĐS đa dạng hơn, quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm chi phí hơn…