Nhiều lợi thế hiếm có
Mặc dù chịu chung ảnh hưởng của dịch bệnh khiến lượng khách quốc tế đang giảm, song theo nhận định của giới chuyên gia thì đây chỉ là thời điểm tạm thời. Hiện dịch bệnh được cơ bản kiểm soát và đã có Vacxin tiêm chủng triển khai tại Việt Nam. Hơn nữa, việc các địa phương, trong đó Hội An đưa ra nhiều chính sách kích cầu giúp ngành du lịch sớm khởi sắc trở lại.
Hội An, ngoài các giá trị độc đáo của đô thị cổ, thì hệ sinh thái sông nước - biển - đảo đa dạng như: Bãi biển An Bàng, rừng dừa Bẩy Mẫu, đảo Cù Lao Chàm...luôn là điểm đến níu chân du khách.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Văn Lanh, thống kê cho thấy trong năm 2019, Hội An đón trên 5,6 triệu lượt khách đến tham quan và lưu trú, trong đó khách quốc tế là 4,3 triệu lượt. Năm 2020, dù ảnh hưởng của dịch bệnh song Hội An cũng đón gần 1 triệu lượt khách, riêng khách quốc tế là hơn 650.000 lượt. Bình quân ngày khách quốc tế lưu trú tại Hội An năm 2019 là 2,31 ngày và năm 2020 thì bình quân tăng lên 2,47 ngày.
Theo ông Lanh, thời gian tới Hội An sẽ tăng cường hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành du lịch, đặc biệt là trong lĩnh vực lưu trú có thể phục vụ mọi nhu cầu của khách du lịch từ khách có chi tiêu thấp đến chi tiêu cao. Ngoài các sản phẩm, dịch vụ đã tập trung khai thác từ trước đến nay, Hội An cũng đang đầu tư, khai thác hoạt động du lịch tâm linh, tín ngưỡng; tổ chức các lễ hội văn hoá, hội truyền thống trong khu di sản gắn với du lịch tâm linh, tín ngưỡng và loại hình du lịch gắn với sức khỏe, chữa bệnh.
Với những giá trị di sản văn hoá - lịch sử hấp dẫn, du lịch sôi động, môi trường cuộc sống lành mạnh và an toàn, Hội An đã tạo hấp lực mạnh mẽ cho các du khách đến tham quan, các nhà khoa học đến nghiên cứu, các nhà đầu tư đến hợp tác làm ăn...
Hiện Quảng Nam đang tạo điều kiện tối đa để các chủ đầu tư BĐS phát triển dự án tại những khu vực đắc địa, giàu tiềm năng như khu vực ven biển An Bàng, khu vực dọc tuyến sông Cổ Cò...
Mới đây, dự án khơi thông sông Cổ Cò nối thành phố Đà Nẵng - Quảng Nam do 2 địa phương phối hợp thực hiện đã trở thành động lực mới đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Dự kiến đến năm 2030, du lịch Quảng Nam - trong đó có Hội An - sẽ trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ, liên kết du lịch với Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế và vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Cùng với đó, Quảng Nam cũng tăng cường minh bạch thị trường, hành lang pháp lý, phát triển đồng bộ hệ thống giao thông cùng các cơ sở lưu trú đẳng cấp, xứng tầm. Những yếu tố này giúp Hội An ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư ở lĩnh vực BĐS và đặc biệt là ở phân khúc BĐS nghỉ dưỡng.
Sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng nhiều dư địa tăng trưởng
Theo các chuyên gia, trong dài hạn, BĐS nghỉ dưỡng vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng. Bởi cung cầu thị trường đang hợp lý hơn; du lịch luôn khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn và xu hướng mua BĐS nghỉ dưỡng làm "ngôi nhà thứ 2" đang ngày càng phổ biến hơn.
Ngoài ra, nguồn khách du lịch của Việt Nam trong trung hạn vẫn luôn dồi dào với trên 20 triệu khách quốc tế và 85 triệu khách nội địa mỗi năm. Do đó, du lịch Việt Nam vẫn cần thêm nhiều dự án đầu tư theo dạng quần thể, tích hợp du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng…
Từ nền tảng đó, thị trường BĐS sẽ có sự tăng trưởng ở tất cả các phân khúc, trong đó có BĐS nghỉ dưỡng ven biển. Bằng chứng là phân khúc này hút mạnh dòng vốn mới đổ về các tỉnh như: Quảng Ninh, Quảng Bình, Hội An, Đà Nẵng, Phú Quốc…
Dự án Shantira Beach Resort