Từ thời khắc chuyển mình để tiến lên vị thế mớiGiữa bối cảnh nền kinh tế ảm đảm trong mùa dịch, lĩnh vực bất động sản KCN vẫn đạt được những kết quả lạc quan, tính đến tháng 5/2021 tăng trưởng 9,9% so với cùng kỳ…
Theo báo cáo từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam cũng là điểm đến hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư - sản xuất quốc tế. Do đó triển vọng phát triển các khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam vẫn duy trì tốt. Tỷ lệ lấp đầy trung bình tại các KCN đạt mức 85 – 90%, cụ thể: Hà Nội 90%, Bắc Ninh 95%, Bình Dương 99%…
Đánh giá về những dấu hiệu khả quan của thị trường, các chuyên gia cho biết khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều công ty đã áp dụng mô hình Trung Quốc 1 nhằm tìm kiếm địa điểm mới để đa dạng hóa và đảm bảo nguồn cung. Việt Nam đang là một điểm đến thay thế. Do vậy, bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục là "đứa con cưng" của ngành bất động sản nói chung, với nhu cầu cao và hoạt động thị trường vốn gia tăng.
Cục nam châm hút vốn nhà đầu tư ngoại
Để tăng trưởng mạnh mẽ và thu hút hơn nữa các nhà đầu tư dịch chuyển đến Việt Nam thì ngay từ lúc này, việc nghĩ đến những giải pháp dài hạn là hết sức cần thiết.
Các giải pháp đưa ra tập trung vào việc: Đa dạng hóa nguồn cung ở các khu vực lân cận Hà Nội và TP. HCM để giảm "sức nóng" giá thuê; Đổi mới mô hình phát triển khu công nghiệp; Hoàn chỉnh khung pháp lý để phát triển khu công nghiệp; Tăng nguồn cung lao động có trình độ, tay nghề cao. Việc liên kết giữa các khu công nghiệp với nhau cũng hết sức quan trọng để phát triển chuỗi sản xuất hàng hóa, chuỗi giao nhận logistic. Từ đó, hạ giá thành sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm từ Việt Nam so với các nước trong khu vực. Thực tế cho thấy, giữa vận hội chuyển mình, các KCN đáp ứng những yêu cầu trên đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, tạo ra các thương vụ bạc tỷ trong thời gian qua. Gần đây nhất, thông tin thu hút nhà đầu tư Thủ đô hơn cả là việc Công ty N