Đó là nhấn mạnh của ông Trần Quốc Thái, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) tại hội thảo “thúc đẩy dự án vành đai 3” diễn ra mới đây. Theo ông Thái, khi triển khai các dự án giao thông nói chung và dự án xây dựng đường Vành đai 3 nói riêng dự báo rất rõ ràng là mặt bằng giá chung của bất động sản sẽ có sự biến động tăng theo. Qua thực tiễn của địa phương, mức tăng có thể dao động từ 11-12% là tối thiểu.
Chính vì vậy, việc thực hiện quy hoạch đòi hỏi tầm nhìn tổng thể, dài hạn, không “chộp giật”. Khi bắt tay vào tổ chức, thực hiện thì phải phân chia theo khu vực thay vì thực hiện dàn trải. Cơ quan quản lý nêu quan điểm phát triển đô thị cần tập trung theo khu vực và ưu tiên quy hoạch, hạ tầng.
“Nếu chỉ có quy hoạch hạ tầng đô thị mà không có hạ tầng kết nối thì sức hấp dẫn của bất động sản sẽ không có hoặc giả định có người vào ở thì cũng sẽ kêu ca, kiện tụng. Đây cũng là quan điểm nêu rất rõ trong Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị: Quy hoạch và hạ tầng phải đi trước trong phát triển đô thị thì mới hạn chế tối đa tình trạng hình thành các cấp khu vực, không đáp ứng được nhu cầu thực, dẫn đến tình trạng các khu đô thị bị bỏ hoang”, ông Thái nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thách thức khi triển khai quan điểm này là việc thực hiện đúng định hướng, quy hoạch của Nhà nước nhưng phải phù hợp với thị trường thực tế. Một bên là quy hoạch của Nhà nước với một bên là thị trường, làm sao để 2 bên gặp được nhau, đòi hỏi nỗ lực rất lớn.
Giải pháp của cơ quan quản lý là xây dựng các chương trình phát triển đô thị có sự tính toán và chương trình có chất lượng tốt sẽ có quy hoạch hạ tầng khung. Trên cơ sở hạ tầng khung đó sẽ thu hút các dự án đầu tư lần lượt có thứ tự sẽ thúc đẩy phát triển lành mạnh, bền vững và tạo dựng thị trường tốt.
“Việc phát triển Vành đai 3 sẽ tạo ra cơ hội, sức hút rất lớn. Tuy nhiên các địa phương quy hoạch thúc đẩy các dự án sẽ làm sao cân đối, cân bằng phát triển đô thị với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn các đặc trưng đặc thù, khu dân cư đặc trưng của từng vùng miền”, ông Thái nhấn mạnh.
Cũng quan điểm về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho hay, đường cao tốc chỉ có hiệu quả là kết nối giao thông thuận lợi, rút ngắn thời gian. Mà lợi ích của nó nằm ở điểm đầu, điểm cuối, tiếp đến là các đường nhánh rẽ. “Chúng ta phải đề phòng trường hợp nhà dân sát với đường vành đai. Phát triển về đô thị gần giống như có cầu, có cung, đường giao thông phát triển đến đâu thì công tác đô thị phát triển đến đó và mạnh hơn nhờ kết nối giao thông thuận lợi. Để kết nối đô thị chính là đường cao tốc và để tránh những luồng xe không cần thiết đi vào đô thị thì phải bằng những tuyến đường vành đai. Đường vành đai có tác dụng tránh nguy cơ ùn tắc cho đô thị, có lợi cho vận chuyển hàng hóa, kết nối liên vùng” , ông Châu nhấn mạnh.
Dự án đường Vành đai 3 Tp.HCM dài hơn 76km, tổng kinh phí hơn 75.300 tỉ đồng, đi qua 4 địa phương, gồm: Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Dự án đặt mục tiêu khởi công đồng bộ vào tháng 6/2023 và sẽ hoàn thành, đi vào khai thác năm 2026. Đây sẽ là tuyến giao thông huyết mạch, hứa hẹn tạo ra sự đột phá không chỉ về giao thông mà còn mở ra không gian phát triển đô thị cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Trước đó, Sở Tài nguyên