Số lượng doanh nghiệp ngừng kinh doanh tăng 70,8% so với cùng kỳ năm trước. Đứng đầu tư nhóm doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có gần 3,8 nghìn doanh nghiệp;
Tiếp đến là công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.175 doanh nghiệp; xây dựng có 897 doanh nghiệp; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác có 675 doanh nghiệp;
Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên số lượng doanh nghiệp lĩnh vực kinh doanh BĐS giải thể cũng nằm trong tốp đầu với 620 doanh nghiệp; sau đó là dịch vụ lưu trú và ăn uống có 589 doanh nghiệp; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng, các dịch vụ hỗ trợ khác có 566 doanh nghiệp; vận tải, kho bãi có 431 doanh nghiệp; giáo dục, đào tạo có 396 doanh nghiệp; thông tin truyền thông có 379 doanh nghiệp.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng đầu năm nay, có 24,2 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 5,9%; 10,4 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 1,9%), trong đó có 9,2 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng (giảm 3,8%); 168 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng (tăng 11,3%).
Tuy nhiên, trong tháng 8 vừa qua, một tín hiệu khả quan đó là số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng. Cụ thể số doanh nghiệp thành lập mới tăng 1,5% so với tháng 7, với vốn đăng ký tăng 20,7%.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2020, cả nước có 88,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 1.225,2 nghìn tỷ đồng; tổng số lao động đăng ký 694,9 nghìn lao động.
Bên cạnh đó, có 32,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 27,9% so với 8 tháng năm 2019). Nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 8 tháng lên 121,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Trung bình mỗi tháng có gần 15,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.