Đề xuất hơn 3.200 tỉ đồng nâng công suất sân bay Côn Đảo
Ngày 18/02/2022, Cục Hàng không đã đề xuất với UBND tỉnh BR-VT xây dựng nâng cấp sân bay Côn Đảo với tổng vốn đầu tư hơn 3,200 tỷ Đồng.
Trong kế hoạch nâng cấp Cảng hàng không Côn Đảo, đường cất hạ cánh sân bay này giữ nguyên chiều dài (1.830 m), nhưng mở rộng bề ngang từ 30 lên 45 m; xây mới một đường lăn song song và ba đường lăn nối rộng 15 m.
Sân bay còn được mở rộng bãi đỗ từ 4 lên 8 vị trí; nâng cấp hệ thống giao thông nội bộ, kho xăng dầu, nhà ga và các công trình phụ trợ đảm bảo sân bay khai thác 24/24. Cảng hàng không sau khi nâng cấp dùng chung quân sự và dân dụng, công suất 2 triệu khách, 4.400 tấn hàng hóa mỗi năm, có thể khai thác máy bay Airbus A320, A321 hoặc tương đương.
Cục Hàng không đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đền bù, giải tỏa, tái định cư; thiết lập bến cảng tạm thời, bãi tập kết để phục vụ việc vận chuyển nguyên vật liệu ra đảo... thực hiện dự án.
Sân bay Côn Đảo hiện khai thác các chặng đi đến từ Tp.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, tần suất 20-22 chuyến một ngày; công suất phục vụ 400.000 khách mỗi năm. Lượng khách những năm qua tăng cao, trung bình 15% mỗi năm, song hạ tầng chưa đáp ứng nên sân bay chỉ khai thác máy bay nhỏ, không thể bay đêm.
Tp.HCM: Dự kiến thu hồi 2.400 ha đất tạo nguồn vốn làm đường vành đai 3
Tháng 2/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường có báo cáo UBND Tp. HCM về kết quả rà soát quỹ đất 2,400 ha để tiến hành đấu giá thu hồi vốn làm đường Vành đai 3 – Tp.HCM, bao gồm 519 ha diện tích đất do Nhà nước quản lý, và hơn 1,898 ha đất do người dân trực tiếp sử dụng. Dự án đường Vành đai 3 giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 75,777 tỷ đồng.
Tương tự, để tạo nguồn lực đầu tư vành đai tỉnh Đồng Nai đang dự kiến đấu giá 3 khu đất dọc tuyến với diện tích khoảng 214 héc ta. Giá trị tạm tính có thể thu về sau khi đấu giá 3 khu đất là 4.332 tỉ đồng. Riêng 2 tỉnh Bình Dương, Long An đến nay vẫn đang rà soát về quỹ đất trên địa bàn.
Theo Sở Tài nguyên và môi trường, dự án vành đai 3 sẽ có 3.863 hộ dân bị ảnh hưởng khi giải phóng mặt bằng, trong đó 1.476 hộ cần tái định cư.
Hiện nay, các địa phương có dự án đi qua đã chuẩn bị địa điểm, số lượng nền, căn hộ để bố trí tái định cư. Cụ thể, Tp.HCM 741 hộ, tỉnh Đồng Nai 100 hộ, tỉnh Bình Dương 515 hộ và tỉnh Long An 120 hộ. Riêng tỉnh Bình Dương, người dân đồng thuận chính sách hỗ trợ để tự lo chỗ ở mới.
Dự án vành đai 3 giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 75.777 tỉ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 41.589 tỉ đồng, giảm 283 tỉ đồng. Tp.HCM kiến nghị vốn ngân sách từ 4 địa phương (TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An) góp hơn 35.786 tỉ đồng và vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ gần 40.000 tỉ đồng.
Tp.HCM khởi công tuyến metro số 2 trong năm 2022
Trong năm 2022, Tp.HCM đặt mục tiêu khởi công tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương và hoàn thành tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 49,700 tỷ Đồng, dài hơn 11 km với 9 ga ngầm, 1 ga trên cao và một depot tại Tham Lương, Quận 12.
Cùng với tuyến metro số 1, công tác giải phóng mặt bằng của tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ.
Tuyến metro số 2 đi qua quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú, tổng diện tích giải toả hơn 251.000m2 với 603 trường hợp bị ảnh hưởng. Đến nay, tỉ lệ bàn giao mặt bằng tại dự án metro số 2 đạt hơn 83%. MAUR cũng đã tiếp nhận mặt bằng của 7/10 nhà ga và đoạn dẫn vào depot Tham Lương từ các quận Tân Bình, Tân Phú, 10, 12.
Hiện chủ đầu tư kiến nghị các đơn vị liên quan sớm tham mưu UBND Tp.HCM giải quyết việc phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất tại quận 3, đồng thời tăng cường vận động người dân nhận bồi thường và sớm giao mặt bằng cho dự án.
Chủ đầu tư cho hay, sẽ hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng và khởi công thực hiện các hạng mục di dời hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, viễn thông, chiếu sáng…) vào quý 2/2022.
Theo kế hoạch, tuyến metro số 2 sẽ được đưa vào khai thác vào năm 2026. Công trình khi hoàn thành sẽ kết nối metro số 1 tại ga Bến Thành (quận 1) và tương lai là các tuyến metro số 5, 3b, Số 4 và 6, thuận lợi để trung chuyển khách theo trục Đông - Tây vào trung tâm Tp.HCM.
Thông xe tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận
Đây cũng là thông tin hạ tầng giao thông nổi bật trong thời điểm đầu năm 2022.
Ngày 19/1/2022, UBND tỉnh Tiền Giang cùng Công ty BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đã làm lễ thông xe kỹ thuật tuyến chính cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Dự án được khởi công vào năm 2009, dài 51 km, tổng vốn đầu tư hơn 12,000 tỉ đồng.
Tuyến đường rộng 16 m, gồm 4 làn xe, mỗi chiều được bố trí 6 điểm dừng khẩn cấp (không có làn khẩn cấp), mỗi điểm cách nhau 4-5 km, suốt tuyết có 39 cầu trên tuyến và 14 cầu vượt. Đại diện chủ đầu tư lý giải việc cao tốc chưa có làn khẩn cấp do hạn chế về nguồn kinh phí. Giai đoạn mở rộng sau này, tuyến sẽ nâng lên 6 làn, trong đó 2 làn dừng khẩn cấp hai bên.
Cao tốc Tp.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ là nút thắt quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên trong nhiều năm dự án này chậm trễ kéo dài gây nhiều bức xúc, ảnh hưởng chi phí vận chuyển, ách tắc, tai nạn giao thông. Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đưa vào sử dụng góp phần phát triển khu vực. "Sau khi công trình khánh thành, doanh nghiệp phải quản lý tốt công trình, đặc biệt là quyết toán, kiểm toán dự án theo quy định.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thông tuyến hồi đầu tháng một năm ngoái sau 12 năm thi công, kết nối cao tốc TP HCM - Trung Lương tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, Tiền Giang). Đây là một trong những tuyến đường huyết mạch, kết nối vùng TP HCM với miền Tây.
Hơn 17.000 tỉ đồng đầu tư giai đoạn 1 tuyến cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu
Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1 có chiều dài hơn 53 km, quy mô 4 – 6 làn xe, tổng vốn đầu tư dự kiến 17,837 tỷ Đồng. Dự kiến, trong năm 2022 hoàn tất thủ tục đầu tư, khởi công vào năm 2023 và hoàn thành cơ bản năm 2025.
Tuyến cao tốc có điểm đầu tại Km0 000 kết nối với tuyến tránh QL1 đoạn qua TP. Biên Hòa, Đồng Nai; Điểm cuối tại Km53 700 giao với QL 56 thuộc TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tổng chiều dài dự án là hơn 53 km, trong đó đoạn qua TP.Biên Hòa và H.Long Thành, tỉnh Đồng Nai (34,2 km); TX.Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (19,5 km).
Bộ GTVT kiến nghị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cơ bản hoàn thành dự án vào năm 2025 với nhu cầu sử dụng vốn ước tính khoảng 14.270 tỉ đồng (khoảng 80% tổng mức đầu tư).
Số vốn này đã dự kiến phân bổ khoảng 5.360 tỉ đồng trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT đã được Quốc hội thông qua; sử dụng khoảng 3.500 tỉ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước của Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội và kiến nghị bố trí từ nguồn chưa phân bổ và nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của cả nước khoảng 5.410 tỉ đồng.
#/5-dau-an-ha-tang-giao-thong-noi-bat-dau-nam-2022-20220308171908048.chn