Sóng thị trường đổ về địa phương
Kể từ năm 2018 đến nay, làn sóng dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ cực hút Hà Nội về các tỉnh để tìm cơ hội mới đã bắt đầu tăng nhiệt, nhất là trong bối cảnh quỹ đất thủ đô ngày càng co hẹp. Covid-19 như một chất xúc tác đẩy nhanh quá trình ly tâm khi nhu cầu về không gian sống mới của người dân địa phương gia tăng. Cùng với đó làn sóng bất động sản công nghiệp bùng nổ cộng hưởng với cơn sốt đất xảy ra cục bộ từ đầu năm đã tạo động lực lớn cho các nhà đầu tư bất động sản mạnh dạn mở rộng và khai phá vùng đất mới.
Sức nóng của thị trường địa ốc bắt đầu dịch chuyển về các thị trường địa phương, nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt, cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Ninh. Bên cạnh xu hướng mở rộng địa bàn của những nhà phát triển bất động sản lớn, nhiều chủ đầu tư mới cũng không bỏ lỡ cơ hội tham gia vào sân chơi của ngành có giá trị vốn hóa cao.
Nhìn nhận ở góc độ thị trường, cuộc đua của những doanh nghiệp địa ốc trên thương trường được đánh giá ngày càng trở nên gay gắt. Với những "tay chơi mới", lợi thế của doanh nghiệp trẻ tuổi không phải là yếu tố quan trọng trong chiến lược định vị thương hiệu và thị phần khi đặt lên bàn cân với thương hiệu của các nhà phát triển bất động sản lâu năm.
Cảnh quan Khu đô thị Seoul Ecohome, Hải Phòng
Dẫu vậy, cục diện thị trường địa ốc đã đổi thay khi thị hiếu của người dân về không gian sống đã không dừng ở khái niệm đơn thuần về những bức tường bê tông xếp chồng. Hệ lụy của những khu đô thị mọc lên với hình thức phân lô bán nền, bỏ ngỏ hạ tầng và không gian cảnh quan, nay trở thành vùng đất hoang hóa hay một không gian sống nhếch nhác càng gia tăng nhu cầu bức thiết về nơi an cư chất lượng với quy hoạch bài bản, có hạ tầng cảnh quan. Chưa kể, mức thu nhập của người dân không ngừng tăng, nhu cầu sống trong môi trường chất lượng, hiện đại, xanh - thông minh là xu hướng tất yếu khó đảo ngược.
Giới phân tích cho rằng, trong sự chuyển dịch khẩu vị lựa chọn không gian sống mới, những doanh nghiệp địa ốc mới hoàn toàn có nhiều cơ hội để bứt phá, tạo dựng thương hiệu bằng sản phẩm bất động sản chất lượng.
"Vũ khí" của những doanh nghiệp địa ốc trên thị trường tỉnh
Nhận định về làn sóng mới trên thị trường tỉnh, KTS. Lê Tuấn Long, Tổng giám đốc Eden Landscape cho rằng, những nhà đầu tư cùng với tâm huyết xây dựng khu dân cư mới văn minh và hiện đại như luồng gió mới thổi vào thị trường bất động sản tỉnh. Thực tế, rất nhiều các dự án lớn được quy hoạch bài bản điển hình như Ecoriver Hải Dương với thiết kế cảnh quan riêng biệt cùng hệ thống tiện ích nội khu. Đây là một trong những dự án mà Eden Landscape đồng hành cùng chủ đầu tư Ecopark Hải Dương.
Ông Lê Tuấn Long chia sẻ khái niệm "Landscape – Marketing" trong buổi tọa đàm với Viện kiến trúc Quốc Gia
Bàn đến chiến lược bán hàng của những doanh nghiệp địa ốc trong cuộc chơi đầy cạnh tranh như hiện tại, KTS. Lê Tuấn Long cũng từng nhiều lần chia sẻ tại các tọa đàm, hội thảo về khái niệm "Landscape – Marketing". Vị lãnh đạo của Eden Landscape, đơn vị sở hữu kinh nghiệm gần 20 năm tham gia triển khai hàng trăm dự án thành công cùng với các nhà phát triển bất động sản nhấn mạnh, thiết kế cảnh quan chính là "vũ khí" marketing chiến lược cho các dự án địa ốc. Thiết kế cảnh quan đang là một trong những ưu tiên hàng đầu để hình thành hồ sơ bán hàng. Các hình ảnh cảnh quan trong dự án luôn là "chìa khóa" chính trong một loạt các nội dung quan trọng để hấp dẫn nhà đầu tư.
Đánh giá về làn sóng xuất hiện nhiều chủ đầu tư mới, KTS. Lê Tuấn Long nhận định, khi nhu cầu sống trong không gian chất lượng của người dân gia tăng trước bối cảnh dịch bệnh và sự mất cân bằng cung - cầu sản phẩm địa ốc chất lượng, chiến lược đầu tư cảnh quan chính là "vũ khí" sắc bén nhất giúp doanh nghiệp mới "hòa nhập" vào thương trường nhanh chóng và tạo lập thị phần.
Với kinh nghiệm thực tiễn của một doanh nghiệp trong việc tham gia thiết kế cảnh quan cho các dự án tại nhiều địa phương, KTS. Lê Tuấn Long cho rằng, mỗi một vùng đất sẽ mang một đặc điểm và định hướng phát triển khác nhau. Thế nên, không thể "bê nguyên" mẫu cảnh quan của Hà Nội để áp dụng cho các tỉnh. "Ví như một tỉnh định hướng phát triển công nghiệp sẽ khác với một tỉnh mà mũi nhọn phát triển là nông ngư nghiệp, các tỉnh miền cao khác các tỉnh đồng bằng hay đồng bằng ven biển... Bài toán thiết kế cảnh quan cho từng dự án đòi hỏi sự am hiểu về thị trường, dòng vốn, am hiểu về văn hóa, tập tục sinh hoạt của người dân nơi đó. Từ đó mới xây dựng được kế hoạch phát triển cảnh quan phù hợp cho từng dự án" – ông Long phân tích sâu hơn.
Không thể phủ nhận được sức nóng của thị trường địa ốc khi xuất hiện những nhân tố mới là các doanh nghiệp địa ốc. Song, để chinh phục khách hàng trong bối cảnh "khẩu vị" về không gian sống chất lượng ngày càng trở nên khắt khe, cuộc đua của doanh nghiệp bất động sản mới sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt nhờ chiến lược đầu tư thiết kế cảnh quan bài bản.