“Làng trong phố”, “phố trong làng” ở thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

VOV.VN - Đông Triều chính thức là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh từ ngày 1/11/2024, đưa vùng quê lúa, vùng đất “đệ tứ chiến khu” vươn lên vị thế và những bước phát triển mới.
“Làng trong phố”, “phố trong làng” ở thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Ngày 28/9/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc thành lập thành phố Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), hiệu lực từ ngày 1/11/2024. Thành phố được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên 395,95 km2 và quy mô dân số 248.896 người của thị xã Đông Triều.

“Làng trong phố”, “phố trong làng” ở thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Là thành phố trực thuộc tỉnh thứ 5 của Quảng Ninh, cũng là thành phố trẻ nhất nhưng Đông Triều vốn là vùng đất giàu trầm tích văn hoá, ghi đậm nhiều dấu ấn vẻ vang trong lịch sử dân tộc. Từ cánh cung Đông Triều, vùng đồng bằng thoải dần hướng ra sông lớn và vùng biển rộng lớn vùng Đông Bắc.

“Làng trong phố”, “phố trong làng” ở thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Đất Đông Triều cổ là cửa ngõ vùng Đông Bắc và đến nay vẫn là cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh, kết nối với tỉnh Hải Dương tới thủ đô Hà Nội theo quốc lộ 18A. Tương truyền, từ năm 39, Lê Chân (quê ở làng An Biên, nay thuộc xã Thuỷ An, TP Đông Triều) đã chiêu tập nam nữ thanh niên Đông Triều và cả vùng Kinh Môn, Thủy Nguyên ngày nay theo Hai Bà Trưng, chống lại quân đô hộ nhà Hán.

“Làng trong phố”, “phố trong làng” ở thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Đông Triều là quê gốc của nhà Trần, một triều đại đã ghi dấu nhiều chiến công hiển hách bậc nhất trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước thế kỷ XIII-XIV. Nhà Trần đã xây dựng tại đây một hệ thống đền, chùa, miếu, lăng tẩm dày đặc. Năm 2013, Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

“Làng trong phố”, “phố trong làng” ở thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Trong số nhiều di tích được khôi phục dần trong nhiều năm qua, nổi bật là đền An Sinh (nơi thờ tự, tế lễ của các vua Trần), Thái miếu (nơi thờ hoàng tộc nhà Trần), am - chùa Ngọa Vân (nơi vua Trần Nhân Tông hoá Phật), các lăng tẩm vua Trần, chùa Quỳnh Lâm, Hồ Thiên… trong vùng di sản hơn 2.000ha. Đây là hợp phần quan trọng trong Quần thể di tích - danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc đang được đề xuất UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

“Làng trong phố”, “phố trong làng” ở thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, khu mỏ Mạo Khê ở Đông Triều là mỏ than đầu tiên của Quảng Ninh bị khai thác. Phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân mỏ sục sôi dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Vùng mỏ ra đời năm 1930. Đông Triều là quê hương của một chiến khu oanh liệt trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, sau được gọi là Chiến khu thứ tư, Đệ tứ Chiến khu hoặc Chiến khu Trần Hưng Đạo.

“Làng trong phố”, “phố trong làng” ở thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Đông Triều là vùng nông nghiệp trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh suốt những năm sau này với nhiều vùng canh tác lúa, hoa màu tập trung, cây ăn quả đặc sản bưởi, na… Hiện nay, nông nghiệp chỉ chiếm dưới 10% cơ cấu kinh tế nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng, dần mở rộng sang hướng công nghệ cao, nâng cao giá trị nông sản địa phương.

“Làng trong phố”, “phố trong làng” ở thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Đặc biệt, Đông Triều ghi dấu ấn mạnh mẽ trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đông Triều về đích huyện nông thôn mới đầu tiên của miền Bắc từ năm 2015, có xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của cả nước (xã Việt Dân). Đến năm 2020, 100% xã của Đông Triều về đích nông thôn mới nâng cao và tiếp tục hành trình nâng chất, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

“Làng trong phố”, “phố trong làng” ở thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Phát triển đô thị song hành cùng nông thôn là nét đặc trưng của Đông Triều, tạo nên diện mạo “làng trong phố”, “phố trong làng”. Năm 2015, huyện Đông Triều được nâng cấp lên thị xã, đến năm 2020 được Bộ Xây dựng là đô thị loại III. Giai đoạn từ năm 2021-2025, địa phương đã huy động 27.500 tỷ đồng từ ngân sách và xã hội hóa để đầu tư nâng cấp đồng bộ hạ tầng giao thông, kỹ thuật, đô thị, hệ thống cấp thoát nước và nâng cao chất lượng đời sống người dân.

“Làng trong phố”, “phố trong làng” ở thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Ngoài quốc lộ huyết mạch 18A, hạ tầng giao thông từ Đông Triều ngày càng mở rộng, giúp thành phố ngày càng đóng vai trò kết nối quan trọng hơn trong vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng, như cầu Đông Mai (nối TP Chí Linh, Hải Dương), cầu Triều (nối TX Kinh Môn, Hải Dương), đang xây dựng cầu Lại Xuân (nối với huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng), tuyến đường ven sông nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến TX Đông Triều, tiếp tục nối Hải Dương, Bắc Giang…

“Làng trong phố”, “phố trong làng” ở thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Hiện nay, thành phố đã và đang có thêm các khu đô thị mới. Đông Triều xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với chỉnh trang, hoàn thiện, nâng cấp diện mạo thành phố trẻ khang trang, hiện đại.

“Làng trong phố”, “phố trong làng” ở thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Đến hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của Đông Triều đạt trên 163 triệu đồng/người/năm (cao hơn bình quân chung của cả nước 1,6 lần), nâng cao cả về chất và lượng đời sống nhân dân. Thành phố cũng đang hướng tới là địa phương cấp huyện đầu tiên hoàn thành mục tiêu nông thôn mới kiểu mẫu trong cả nước.

“Làng trong phố”, “phố trong làng” ở thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế là mục tiêu quan trọng của thành phố trẻ Đông Triều, đặc biệt là thúc đẩy phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến, chế tạo; phát triển du lịch tâm linh, trải nghiệm và nghỉ dưỡng chất lượng cao. Đô thị hóa gắn kết chặt chẽ cùng không gian phát triển của các khu vực nông thôn với nét đặc trưng riêng có về văn hóa, tạo nên một vị thế mới cho cực tăng trưởng phía tây tỉnh Quảng Ninh trong tương lai gần.