Cùng với những biến động chung của xã hội và ngành kinh tế (dưới tác động của đại dịch), tâm lý đi du lịch của một bộ phận lớn khách hàng cũng dần thay đổi. Thay vì chọn những chuyến đi xa, dài ngày, họ có xu hướng đi gần, thường xuyên hơn với những điểm đến "riêng tư" hơn nhằm đảm bảo sự an toàn, gia tăng trải nghiệm, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Tâm lý này đã dẫn đến sự bùng nổ của "Staycation" – hay du lịch gần, vốn là một trong những xu hướng được quan tâm nhiều hơn trong những năm gần đây. Sự khác biệt lớn nhất giữa xu hướng Staycation trước và sau đại dịch, theo các chuyên gia, đó là trước đây khách hàng chỉ thuê Homestay hoặc căn hộ nghỉ dưỡng cho những chuyến đi ngắn ngày. Hậu đại dịch, họ có xu hướng sở hữu riêng không gian nghỉ dưỡng, giống như hình thức Second Home, ngôi nhà thứ hai, để có thể về nghỉ ngơi bất cứ khi nào có nhu cầu.
Xu hướng sở hữu "không gian nghỉ dưỡng"
Theo ý kiến của các chuyên gia bất động sản, khi khách hàng có nhu cầu đi du lịch gần, thường xuyên hơn, bài toán kinh tế sẽ là yếu tố đầu tiên tác động đến tâm lý của họ. Ví dụ, một gia đình chi trả trung bình khoảng 20 triệu cho một chuyến du lịch bốn người (trong 3 -4 ngày). Nếu đi đều đặn hàng tháng, một năm cần chi khoảng 480 triệu, mười năm sẽ tốn hết gần 5 tỷ. Mức chi phí tương đương mới một căn biệt thự cao cấp. Trong khi đó, nếu mua Second Home, khách hàng có thể sử dụng trong dài hạn, đồng thời nếu khéo chọn các dự án có vị trí đẹp, đây sẽ là một tài sản tích lũy có giá trị sinh lời bền vững trong tương lai.
Tiêu chuẩn lựa chọn Second Home của khách hàng ngày càng khắt khe nhằm tối ưu giá trị của những chuyến du lịch gần.
Từ một góc nhìn khác, khi sở hữu Second Home, khách hàng có động lực để thường xuyên đi nghỉ và chăm sóc cho không gian nghỉ dưỡng riêng tư nhiều hơn, đồng thời có thể dễ dàng đi du lịch, nghỉ ngơi bất cứ khi nào mong muốn.
"Second home xanh"