Nhận diện Cóc Thiềm Thừ
Tên gọi khác của linh vật này là Cóc ba chân, và đây cũng là đặc điểm dễ nhận biết nhất. Thông thường Cóc Thiềm Thừ được đặt trên một chiếc giá tài lộc, ba chân đạp trên hai lớp tiền cổ, miệng Cóc có ngậm một đồng xu, và hai bên sườn là hai xâu tiền cổ.
Ngoài những đặc điểm trên, nếu quan sát kỹ sẽ thấy trên đầu cóc còn có hình Lưỡng nghi (hình tròn chia thành hai nửa giống hai con cá quay đầu lại với nhau). Trên lưng cóc có những nốt sần gọi là chòm sao Đại Hùng (hay Bắc Đẩu tinh).
Ý nghĩa phong thủy của Cóc Thiềm Thừ
Cóc Thiềm Thừ là con vật xuất hiện trong truyền thuyết, được mô tả là có thể "phun ra của cải" và chỉ sống ở những nơi giàu có. Linh vật này rất nhạy cảm với các "mùi" của sự giàu có và chủ yếu “ăn” vàng, bạc, đá quý giống Tỳ Hưu. Vì thế, dân gian tin rằng, ở đâu xuất hiện Cóc Thiềm Thừ thì ở sẽ có nhiều vàng bạc, chủ nhân trở nên giàu có.
Cóc Thiềm Thừ là linh vật được sử dụng phổ biến trong
phong thủy nhà ở, có tác dụng chiêu tài
Trong phong thủy, biểu tượng cóc ngậm tiền chính là đại diện của tiền tài, ngoài ra do có hình Lưỡng nghi trên đầu nên linh vật này còn đại diện cho sự bảo vệ. Nhờ cả hai công dụng này, Cóc Thiềm Thừ là linh vật phong thủy được ứng dụng rất phổ biến, chỉ sau Tỳ Hưu. Những người buôn bán làm ăn hay doanh nhân rất thích đặt một con cóc ngậm tiền trong nhà, cửa hàng hay văn phòng làm việc với niềm tin cóc sẽ mang đến tài vận tốt, giúp công việc làm ăn suôn sẻ, may mắn.
Không chỉ phát ra năng lượng tốt để giữ tài lộc, linh vật cóc ngậm tiền còn có thể giúp xua đi những vận khí xấu, ngăn chặn những điều không may cho gia chủ. Do đó, ngoài chiêu tài, nhiều người cũng dùng cóc tài lộc để chuyển hung hóa cát trong phong thủy nhà ở, và đây cũng là linh vật thường được chọn làm quà tặng nhân dịp hỷ sự.
Những lưu ý khi sử dụng Cóc Thiềm thừ
Cách chọn Cóc Thiềm Thừ
Cóc Thiềm Thừ có nhiều kích thước to nhỏ khác nhau, nên chọn loại phù hợp với không gian định đặt Cóc, ví dụ loại cóc để bàn thường nhỏ hơn nhiều so với cóc để trong phòng khách…
Nên chọn Cóc Thiềm Thừ bằng chất liệu tự nhiên, trong đó có đồng, gỗ và đá, tốt nhất là đá tự nhiên.
Theo thuyết Huyền Không Phi Tinh, con người đang sống ở Hạ Nguyên Vận 8 (2004 – 2023), đại diện là sao Bát Bạch (hành Thổ). Do đó Cóc Thiềm Thừ làm bằng đá được cho là tốt nhất, vì đá thuộc hành Thổ, được “Tương vượng” trong Vận 8. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với đá tự nhiên, không phải bột đá. Bởi đá tự nhiên mới tích tụ đủ các trường năng lượng, linh khí của trời đất
Nên chọn Cóc Thiềm Thừ làm từ đá tự nhiên
Cóc Thiềm Thừ hay các linh vật khác làm từ bột đá tuy có giá thành rẻ hơn, mẫu mã bắt mắt nhưng sẽ ít có công dụng phong thủy hơn do đã bị can thiệp, trộn thêm nhiều tạp chất trong quá trình sản xuất.
Với loại Cóc Thiềm Thừ đúc bằng chất liệu đồng, thuộc hành Kim, trong Hạ Nguyên Vận 8 thuộc Bát bạch (hành Thổ) đạt được “tương sinh” , vì Thổ sinh Kim.
Tuy nhiêm, từ năm 2024 sẽ kết thúc Vận 8, sang vận 9 (2014 – 2043) đại diện là sao Cửu tử thuộc Hỏa, khắc Kim, nên Cóc Thiềm Thừ bằng đồng sẽ không còn phù hợp. Trong vận này, Cóc Thiềm Thừ bằng đá tự nhiên vẫn là lựa chọn tốt nhất, do thuộc Thổ, và được tương sinh (Hỏa sinh Thổ).
Cách đặt Cóc Thiềm Thừ đúng phong thủy
Cóc Thiềm Thừ có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà. Tuy nhiên, vị trí thích hợp nhất để đặt Cóc Thiềm Thừ là ở phòng khách, tại góc đối diện chéo với cửa chính. Với cửa hàng, có thể đặt cóc trên bàn thu ngân (đầu hướng vào phía trong). Với bàn làm việc, nên đặt đầu cóc hơi xoay về phía người ngồi làm việc.
Luôn để đầu Cóc Thiềm Thừ hướng vào trong nhà
Một nguyên tắc quan trọng cần nhớ là nên đặt Cóc Thiềm Thừ hướng mặt vào trong nhà với quan điểm cóc ngậm tiền mang vào nhà.
Một vị trí khác cũng được chọn để đặt Cóc Thiềm Thừ là dưới gầm bàn, gầm ghế hoặc trong tủ, nhưng cũng cần chú ý luôn để đầu cóc quay vào phía trong. Quay đầu cóc ra ngoài được cho là đại kị, vì như vậy sẽ khiến gia chủ hao tổn tài lộc, tiền bạc thất thoát.
Một số quan điểm cho rằng, do cóc là loài vật sống dưới đất nên ưu tiên đặt cóc ở những vị trí thấp hoặc đặt trực tiếp dưới mặt đất. Linh vật này càng đặt gần đất mẹ thì sẽ càng phát huy được tác dụng về mặt phong thủy.
Có thể đặt Cóc Thiềm Thừ trên két sắt
để tăng vận may tài lộc
Với những gia đình muốn đặt cóc ở bàn thờ ông Địa thì nên để ngồi dưới đất, cạnh ban thờ. Tuy nhiên cần chú ý, nếu bố trí trong cùng một ban thờ thì phải để ông Địa cao hơn cóc.
Để tăng sự thu hút vận may tài lộc, nhiều doanh nhân, người buôn bán cũng thường đặt thêm tượng Cóc Thiềm Thừ trên nóc két sắt.
Những kiêng kỵ cần tránh khi sử dụng Cóc Thiềm Thừ
- Cóc Thiềm Thừ là linh vật nên tối kỵ đặt tại những nơi ẩm thấp, tăm tối, ô uế như nhà vệ sinh, phòng tắm. Nếu đặt ở những nơi ô uế, Cóc Thiềm Thừ có thể phá hỏng năng lượng tốt đẹp trong nhà, không có tác dụng chiêu tài hóa sát. Đây cũng là linh vật chiêu tài nên phải đặt trong nhà, không đặt phía ngoài.
- Không đặt Cóc Thiềm Thừ ở vị trí đối diện cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông hơi vì sẽ làm thất thoát tài lộc.
- Không nên phủ vải hoặc bất kỳ thứ gì trên mắt Thiềm thừ.
- Nếu yêu thích Cóc Thiềm Thừ cũng không nên đặt quá 9 con trong nhà.
- Không đặt cóc trong phòng ngủ hoặc phòng bếp vì sẽ tạo ra những năng lượng xung đột, tốt nhất là đặt tại phòng khách.
- Nên an vị cóc ba chân ở vị trí cố định, không nên di chuyển nhiều vì mỗi lần di chuyển sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả phong thủy. Khi dời vị trí cần chọn thời điểm thích hợp.
- Do Thiềm Thừ là linh vật có mắt nên cần khai quang sau khi rước về. Khi khai quang Thiềm Thừ cũng cần có không gian riêng, chỉ có chủ nhân, không để người lạ vào.
Ngọc Sương (TH)