1. Có nên thiết kế cầu thang trong phòng khách?
Phòng khách vẫn thường được ví như bộ mặt ngôi nhà. Những vị khách ghé thăm sẽ thông qua gian phòng này mà đánh giá phần nào gu thẩm mỹ cũng như sự tinh tế của gia chủ. Chính bởi vì lý do này mà nhiều gia đình không biết nên thiết kế, bài trí phòng khách nhà mình sao cho hợp lý, đẹp mắt. Đặc biệt, đối với những ngôi nhà nhiều tầng, bắt buộc phải thiết kế cầu thang thì họ không biết có nên bố trí cầu thang ngay tại phòng khách hay không.
Theo các kiến trúc sư, một mẫu phòng khách đẹp có cầu thang khi biết khai thác điểm nhấn bằng chính sự có mặt của nó. Cầu thang sẽ được thiết kế ngay trong không gian phòng khách và được bố trí mở thay vì sử dụng các dạng vách ngăn để che đi như trước đây.
Cầu thang đang dần trở thành một phần trang trí nổi bật cho không gian phòng khách hiện nay
Vậy cách thiết kế này có tiện lợi và thẩm mỹ hay không, liệu đặt cầu thang tại phòng khách có khiến không gian bị chật chội hay không? Gia chủ có thể tham khảo 3 điều sau để cân nhắc lựa chọn thiết kế cầu thang tại phòng khách.
Cầu thang sẽ tối ưu hóa việc di chuyển trong nhà nếu được đặt tại phòng khách
Cầu thang vốn được biết đến như một khu vực có chức năng kết nối các tầng trong nhà với nhau, là nơi để chúng ta di chuyển qua lại giữa các phòng không gian. Như vậy, cầu thang cần phục vụ được nhu cầu thiết yếu đầu tiên là việc đi lại trong nhà rồi mới đến các ưu tiên thứ yếu như tối ưu hóa diện tích.
Điều này tương đương với việc cầu thang nên được kết nối với các gian phòng quan trọng nhất trong nhà, đặc biệt là phòng khách. Việc cầu thang được đặt tại đây sẽ giúp chúng ta thuận tiện di chuyển lên các tầng lầu hơn mà không phải đi đường vòng, thông qua một căn phòng trung gian khác.
Một điểm quan trọng nữa liên quan đến vấn đề cầu thang tối ưu hóa việc di chuyển là sự vận hành của các cát khí trong nhà. Theo phong thủy, phòng khách là nơi rất nhiều khí lành tập trung và từ phòng này sẽ lan tỏa đi khắp căn nhà. Con đường đi của chúng không gì khác ngoài khung xương sống là khu vực cầu thang. Như vậy, các mẫu phòng khách đẹp có cầu thang sẽ rất hợp phong thủy.
Cụ thể, sự có mặt của cầu thang ngay tại phòng khách sẽ giúp sự di chuyển của các khí lành thuận lợi hơn. Chúng sẽ ít gặp tình trạng bị tụ khí lâu ngày, vẩn đục hoặc bị lửa nhà bếp thiêu đốt và tiêu biến mất. Ngôi nhà cũng sẽ thường xuyên có dòng khí mới lưu chuyển, các khu vực chức năng trên các tầng cũng nhờ thế mà giàu sức sống hơn.
Chỉ cần đặt đúng vị trí thì sự có mặt của cầu thang còn khiến không gian thoáng đãng hơn
Hầu hết mọi người sẽ lo lắng việc đặt cầu thang ngay tại phòng khách sẽ khiến diện tích sử dụng của căn phòng này giảm đi rõ rệt. Nếu diện tích giảm đi thì điều tất yếu là mọi người sẽ có cảm giác chật chội và bí bách. Tuy nhiên, chỉ cần biết chọn đúng vị trí để đặt cầu thang thì ngược lại, sự có mặt của nó còn giúp không gian tiếp khách gần gũi và thoáng mắt hơn.
Các mẫu phòng khách đẹp có cầu thang hiện nay hầu hết đều chọn đặt cầu thang sát với một vách tường trong phòng khách. Cầu thang đặt tại đây vừa đảm bảo không chiếm dụng quá nhiều không gian tiếp khách mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, tránh tình trạng phòng khách có cả một mảng tường lớn trống trải.
Cầu thang thường được đặt dựa vào vách tường tại phòng khách để đảm bảo không gian vẫn thông thoáng, không bị bí bách hay rối mắt
Một phương án đặt cầu thang cũng đang được ưa chuộng tại các mẫu nhà ống hiện nay là tận dụng không gian nối giữa phòng khách và phòng bếp. Cầu thang sẽ trở thành vách ngăn tinh tế giữa hai khu vực chức năng này. Nó không những đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn không tạo cảm giác ngôi nhà bị bí, chật chội như khi sử dụng tường đơn hoặc vách ngăn thông thường.
Hiện nay có rất nhiều mẫu cầu thang phòng khách đẹp cho chúng ta lựa chọn
Sẽ sai lầm nếu cho rằng cầu thang chỉ là khu vực cứng nhắc, thiếu tinh tế và không nên xuất hiện tại gian tiếp khách. Hiện nay, có rất nhiều mẫu cầu thang phòng khách để chúng ta có thể tham khảo. Mỗi mẫu cầu thang lại có đặc điểm riêng cũng như hướng đến phong cách nội thất khác nhau. Ví dụ như:
Cầu thang thẳng là dạng cầu thang có thiết kế chân phương nhất, thường không có khúc rẽ (chiếu nghỉ) ở giữa. Dạng cầu thang này được sử dụng phổ biến tại các dạng công trình có chiều cao chạm trần thấp.
Dáng cầu thang thẳng sẽ rất thích hợp với gia chủ yêu thích phong cách thiết kế đơn giản
Cầu thang hình chữ L là dạng cầu thang vững chãi, chắc chắn nhất hiện nay. Điểm đặc trưng của cầu thang chữ L là sẽ luôn có chiếu nghỉ tạo thành khúc rẽ vuông góc để chuyển hướng thẳng lên lầu.
Rất nhiều mẫu phòng khách đẹp có cầu thang đều đang sử dụng dạng cầu thang hình chữ L
Cầu thang hình chữ U hay còn gọi là cầu thang đổi chiều là dạng cầu thang phổ biến nhất tại nhà ống nước ta hiện nay. Dạng cầu thang này có ưu điểm là tiết kiệm được khá nhiều diện tích không gian phòng khách và thường được sử dụng để ngăn gian tiếp khách với khu vực chức năng khác.
Cầu thang uốn cong cũng đang rất được ưa chuộng trong các mẫu phòng khách đẹp có cầu thang thời gian gần đây. Mẫu cầu thang này là dạng cách điệu của cầu thang hình chữ L, thay vì sử dụng khúc cua vuông góc thì cầu thang sẽ sử dụng khúc cua uốn vòng mềm mại.
Các mẫu cầu thang uốn cong dạng xoáy ốc sẽ giúp không gian tiếp khách thêm phần sang trọng, quyền quý, mang hơi hướng phong cách cổ điển, quý tộc
Cầu thang xoắn ốc tương đối kén phong cách nội thất tại phòng khách nhưng cũng nhận được khá nhiều sự chú ý của các kiến trúc sư vài năm trở lại đây.
Nếu bạn đã chọn dáng cầu thang xoắn ốc thì cần tiết chế hơn trong cách bài trí không gian tiếp khách để tránh tình trạng tổng thể căn phòng bị rối mắt
2. Một số điều cần chú ý nếu chọn mẫu phòng khách đẹp có cầu thang
Cả phòng khách và cầu thang đều được coi là khu vực quan trọng trong ngôi nhà. Vì lý do này mà gia chủ nên cân nhắc và kỹ lưỡng ngay từ khâu chọn mẫu thiết kế để đảm bảo tổng thể phòng khách được khoa học, hài hòa và có tính thẩm mỹ cao nhất.
Lưu ý số 1: Cần đảm bảo các thông số thiết kế an toàn đối với cầu thang
Đối với hầu hết các dạng nhà ống hoặc căn hộ hai tầng hiện nay thì chiều rộng tối thiểu của cầu thang cần đạt là 0.8m. Chiều rộng tối đa nên thiết kế là 1.5m, nếu vượt quá số đo này thì cầu thang rất dễ trở nên thô kệch, chướng mắt và làm vướng tầm nhìn, khiến tổng thể bị chật chội.
Mỗi bậc thang nên đảm bảo độ rộng từ 25 đến 30cm, đây được coi là độ rộng tiêu chuẩn để chúng ta có các bước đi vững chắc khi di chuyển tại khu vực này.
Độ dốc của cầu thang thường được thiết kế theo mong muốn cá nhân của gia chủ. Tuy nhiên, nếu muốn đảm bảo an toàn cho sự di chuyển của các thành viên trong gia đình sau này thì nên tuân theo công thức tính toán sau đây:
2h b = 600mm (trong đó h là chiều cao bậc thang, b là chiều rộng bậc thang)
Khi tiến hành xây dựng, tỷ lệ chiều cao và chiều rộng tương ứng của bậc thang sẽ đảm bảo độ dốc thích hợp để mọi người có thể dễ dàng di chuyển.
Đặc biệt, riêng đối với số bậc thang thì nên chọn các con số ứng với “Sinh” trong quy luật tuần hoàn “Sinh Lão Bệnh Tử” của phong thủy để đảm bảo sự may mắn. Số bậc thang đang được ưu tiên trong các mẫu phòng khách đẹp có cầu thang lần lượt là 17, 9 và 5.
Cần đảm bảo các thông số thiết kế an toàn đối với cầu thang
Lưu ý số 2: Các mẫu phòng khách đẹp có cầu thang vẫn cần tuân theo các yếu tố phong thủy
Có thể nói phòng khách và cầu thang chính là hai yếu tố dẫn khí lành vào ngôi nhà. Trước khi tiến hành cải tạo hoặc xây dựng cầu thang phòng khách thì gia chủ nên đảm bảo sao cho chúng không phạm phải điều cấm kỵ nào dưới đây:
- Cầu thang không được đối diện trực tiếp với cửa chính hoặc cửa nhà vệ sinh. Cửa chính là nơi dẫn tài dẫn lộc, nếu cầu thang quay thẳng ra khu vực cửa này thì sẽ dễ làm nhiễu loạn dòng khí đang thịnh. Ngược lại, cửa nhà vệ sinh là nơi có nhiều uế khí, hàn khí. Cầu thang nhìn ra cửa này sẽ khiến các khí xấu vô tình được dẫn dắt đi khắp ngôi nhà, gây hại cho gia chủ.
- Cầu thang có thể đặt ở mạn trái hoặc phải của phòng khách nhưng tuyệt đối không nên đặt ở chính giữa, đây là vị trí sẽ gây ra tai vạ cho gia chủ. Tốt nhất là cầu thang nên dựa vào vách trái của gian tiếp khách. Vách trái thường có vị thần chủ quản là Thanh Long, chuyên sinh khí lực. Cầu thang dựa vào vách trái mà được thiết kế theo hình uốn lượn hoặc cong như rồng cuộn, rồng bay thì lại càng tốt.
Các mẫu phòng khách đẹp có cầu thang nên đảm bảo khoảng thông tầng lấy sáng và thông khí nhất định. Nếu cầu thang được thiết kế quá kín, gaya bí bách thì dòng cát khí khó mà lưu chuyển được. Về lâu về dài dạng cầu thang như vậy sẽ khiến gia chủ nhiều điều không được thuận lợi, như ý.
Tham khảo một số bài viết cùng chủ đề do TinNhaDatVN.Com thực hiện: |
3. Một số mẫu phòng khách đẹp có cầu thang đang được ưa chuộng
Bạn có thể tham khảo ý tưởng đặt cầu thang ở phòng khách như thế này nếu muốn tiết kiệm diện tích
Một mẫu cầu thang phòng khách tương tự với tông màu đồng điệu với bộ sofa
Chất liệu sắt đang được ưu tiên trong thiết kế cầu thang cho nhà ở hiện đại
Bạn cũng có thể xem xét và tham khảo lựa chọn các mẫu cầu thang gỗ đẹp có dáng thẳng như thế này
Dáng cầu thang cách điệu tạo hiệu ứng bất ngờ cho các vị khách ghé thăm nhà
Một mẫu cầu thang phòng khách nhà ống được cách điệu
Thêm một mẫu trang trí cầu thang dành cho phòng khách với phụ kiện trang trí đẹp mắt đi kèm
Mẫu cầu thang không có tay vịn nhưng vẫn mang lại sự an toàn cần thiết khi di chuyển
Thêm một mẫu cầu thang không có tay vịn tạo cảm giác không gian được mở rộng. Tuy nhiên bạn không nên ưu tiên chọn mẫu thiết kế này nếu trong nhà có trẻ nhỏ
Mẫu cầu thang có hoa văn lan can cầu kỳ, ăn nhập với phong cách nội thất phòng khách, tạo cảm giác sang trọng, thanh nhã
Nếu bạn đã có mẫu cầu thang khá cổ điển thì có thể lựa chọn nội thất phòng khách mang phong cách Retro để tạo nên tổng thể hài hòa nhất
Các bậc thang rộng hơn thiết kế thông thường tạo cảm giác thoáng mắt hơn khi đi lại, phù hợp cho những ngôi nhà có diện tích lớn
Mẫu cầu thang nhà ống được nhiều gia đình Việt yêu thích
Trên đây là một số mẫu phòng khách đẹp có cầu thang cũng như lưu ý khi thiết kế được tổng hợp bởi TinNhaDatVN.Com Qua đây, hi vọng bạn đã có ý tưởng thiết kế mẫu phòng khách cho riêng mình. Và đừng quên tham khảo thêm các kinh nghiệm bài trí nội thất tại website của chúng tôi nhé!
Hà Linh